Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

TRUNG QUỐC SẼ TIẾP TỤC ĐƯA CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN THAN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG QUA VIỆT NAM

Để có công suất điện than hơn 13.000 MW như hiện nay, ngoài việc phải huy động một lượng vốn lên đến gần 40 tỉ đô la Mỹ để xây dựng các nhà máy thì ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề được các nhà chuyên môn cảnh báo. Trong khi đó, theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tổng công suất điện than đến năm 2030 tới 55.000 MW.
NHỮNG AI BƠM TIỀN CHO VIỆT NAM ?
Theo báo cáo “Phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam: Góc nhìn tài chính” của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID), để có được công suất hơn 13.000 MW điện than như hiện nay, Việt Nam đã huy động 39,789 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư. Trong đó, nguồn vốn trong nước chiếm 17%, tương đương khoảng 6,6 tỉ đô la Mỹ (gồm vốn của chủ đầu tư trong nước và vốn vay từ các ngân hàng trong nước); vốn nước ngoài chiếm 52%, tương đương khoảng 21 tỉ đô la Mỹ (gồm vốn của chủ đầu tư nước ngoài và vốn vay từ các ngân hàng nước ngoài) và 31% nguồn tiền được huy động từ các nguồn không xác định được.
Cụ thể, theo báo cáo của GreenID, đối với nguồn tài chính trong nước, có 4,1 tỉ đô la Mỹ là vốn của chủ đầu tư và 2,5 tỉ đô la Mỹ là vốn vay từ các ngân hàng trong nước. Trong đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) dẫn đầu với 1,075 tỉ đô la Mỹ; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) 705 triệu đô la Mỹ; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 374 triệu đô la Mỹ; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 126 triệu đô la Mỹ. Ngoài ra, các tên tuổi khác như LienVietPostBank, Eximbank, Agribank, Maritime Bank, BaoViet Insurance cũng cung cấp tài chính cho nhiệt điện than.
Đối với nguồn tài chính nước ngoài, báo cáo này cho biết, có khoảng 4,5 tỉ đô la Mỹ do chủ đầu tư nước ngoài bỏ ra và khoảng 16,5 tỉ đô la Mỹ vay từ các tổ chức tài chính nước ngoài.
Có 23 tổ chức tài chính nước ngoài cấp vốn cho nhiệt điện than ở Việt Nam và được phân loại thành ba nhóm chính, gồm cơ quan tín dụng xuất khẩu, ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính hỗ trợ phát triển.
Có thể thấy việc phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam thời gian qua phụ thuộc phần lớn vào nguồn tài chính nước ngoài, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu vì có những động cơ lợi ích đằng sau.
Trong đó, nhóm cơ quan tín dụng xuất khẩu chiếm 51% (8,3 tỉ đô la Mỹ), với sự tham gia của năm tổ chức, gồm Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (4,048 tỉ đô la Mỹ), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (1,762 tỉ đô la Mỹ), Công ty Bảo hiểm thương mại Hàn Quốc (1,294 tỉ đô la Mỹ), Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (1,207 tỉ đô la Mỹ) và Ngân hàng Euler Hermes của Pháp (21 triệu đô la Mỹ).
Nhóm ngân hàng thương mại chiếm 32% (hơn 5 tỉ đô la Mỹ), gồm 16 ngân hàng, trong đó có năm ngân hàng Trung Quốc, năm ngân hàng Nhật Bản và sáu ngân hàng đến từ các quốc gia khác (Anh, Pháp, Thụy Sỹ, Ý và Singapore). Đứng đầu là các ngân hàng Trung Quốc, như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (1,573 tỉ đô la Mỹ), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (1,08 tỉ đô la Mỹ), Ngân hàng Trung Quốc (787 triệu đô la Mỹ), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (783 triệu đô la Mỹ). “Tổng vốn cho vay của bốn ngân hàng này chiếm tới hơn 80% hỗ trợ tài chính của nhóm ngân hàng thương mại và bằng 25% tổng nguồn vốn cho vay bởi tất cả các tổ chức tài chính nước ngoài”, báo cáo của GreenID viết.
Còn nhóm tổ chức tài chính hỗ trợ phát triển chiếm 17% (hơn 2,7 tỉ đô la Mỹ). Có tám quốc gia và một ngân hàng phát triển đa phương tham gia. Trung Quốc là quốc gia cung cấp tài chính lớn nhất với 50% nguồn tài chính của nhóm này, kế đến là Nhật Bản (23%), Hàn Quốc (18%)...
Như vậy, có thể thấy việc phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam thời gian qua phụ thuộc phần lớn vào nguồn tài chính nước ngoài, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu
VÌ SAO TRUNG QUỐC LÀ NƯỚC BƠM TIỀN NHIỀU NHẤT ?
Bà Nguyễn Thị Hằng, điều phối viên chương trình nghiên cứu của GreenID, cho rằng có một mối liên hệ “khắng khít” giữa nguồn tiền của Trung Quốc đổ vào các dự án nhiệt điện than của Việt Nam và sự hiện diện của các tổng thầu Trung Quốc trong những dự án này. “Trong số 27 nhà máy đang vận hành, có 14 nhà máy được xây dựng bởi tổng thầu Trung Quốc, tương ứng với 14 nhà máy nhận nguồn tài chính từ quốc gia này”, bà Hằng dẫn chứng.
Bà Hằng cũng dẫn báo cáo “Carbon trap: how international coal finance undermines the Paris Agreement” (Bẫy carbon: nguồn tài chính quốc tế cho điện than đã làm suy yếu Hiệp định Paris như thế nào), trong đó chỉ ra một động cơ khác của việc cấp vốn của Trung Quốc là để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thiết bị, các dịch vụ tư vấn, thiết kế và xây dựng từ các công ty của quốc gia này sang Việt Nam. “Trung Quốc có động lực mạnh mẽ để xuất khẩu các thiết bị nhiệt điện than sang các nước là vì tình trạng dư thừa công suất nhiệt điện than trong nước cũng như nhu cầu sản xuất nhiệt điện than của nước này giảm mạnh do những thay đổi về chính trị, kinh tế và mối quan ngại về ô nhiễm môi trường ngày một tăng cao”, bà Hằng giải thích và nói rằng trong bối cảnh đó thì các công ty sản xuất thiết bị và xây dựng nhà máy nhiệt điện than Trung Quốc phải tìm cách xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài như là một giải pháp thay thế để tiếp tục phát triển.
Theo bà Hằng, phần lớn những công ty đó là của nhà nước, do đó, khó khăn của những công ty này được Chính phủ Trung Quốc đặc biệt quan tâm, tìm cách tháo gỡ. “Bên cạnh động lực xuất khẩu thiết bị, việc cung cấp tài chính cho nhiệt điện than ở Việt Nam còn mở đường đầu tư cho Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng và nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, nâng cao vị thế kinh tế, chính trị của Trung Quốc trên thế giới”, bà Hằng cho biết.
TÌM CÁCH HẠN CHẾ DÒNG TIỀN BẨN
Để đạt mục tiêu công suất điện than đến năm 2030 là 55.000 MW như Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã vạch ra, GreenID cho biết, ngoài gần 40 tỉ đô la Mỹ mà Việt Nam đã huy động thời gian qua, còn cần thêm một lượng vốn lên đến 46 tỉ đô la Mỹ.
Tuy nhiên, trước những mối nguy về ô nhiễm môi trường từ nhiệt điện than đã và đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam, liệu rằng có nên tiếp tục huy động vốn để làm điện than nữa hay không, nhất là khi Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo?
Rõ ràng, với những động cơ “bơm tiền” vào nhiệt điện than như nêu trên của các nhà đầu tư nước ngoài thì việc ngăn dòng tiền vào điện than, nếu muốn, sẽ hết sức khó khăn.
PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ, dẫn câu chuyện cách đây vài năm về sự kiện các doanh nghiệp lớn sang Lào và Campuchia phá rừng trồng cao su, gây ảnh hưởng đến môi trường. Lúc đó, có một số tổ chức đã yêu cầu ngân hàng cung cấp tài chính cho họ rút khỏi những dự án đó, nếu không sẽ bị đưa vào danh sách đen. “Tôi nhớ ở Việt Nam cũng có ông bị và ngân hàng của Đức họ rút, không cho vay nữa”, ông Tuấn nói.
Ở Việt Nam, theo ông Tuấn, cần tuyên truyền mạnh và cho người dân biết chuyện ngân hàng nào đã cung cấp tín dụng cho phát triển nhiệt điện than, gây ảnh hưởng đến môi trường, để họ có phản ứng cần thiết với ngân hàng đó. “Tiền ngân hàng cho vay ở đâu mà có?”, ông Tuấn nêu câu hỏi và giải thích là chủ yếu do người dân và doanh nghiệp gửi vào.
Theo bà Hằng, vấn đề nêu trên đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. “Ví dụ, năm 2013, các tổ chức và mạng lưới gồm Rainforest Action Network ở Mỹ, Urgewald ở Đức và Greenpeace đã có hàng loạt hoạt động gây áp lực tới ngân hàng Goldman Sachs, Deutsche Bank và Credit Suisse, yêu cầu những ngân hàng này không tham gia vào việc phát hành cổ phiếu của công ty than Ấn Độ”, bà Hằng dẫn chứng.
Ngoài ra, bà Hằng cho rằng tác động tới chính phủ các nước để ban hành chính sách thắt chặt nguồn tài chính công cho điện than cũng là một giải pháp. “Dưới áp lực của các phong trào môi trường và thoái vốn, nhiều quốc gia đã ban hành chính sách thắt chặt hoặc dừng cung cấp tài chính cho nhiệt điện than, gồm Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, và Anh”, bà Hằng cho biết.
Theo bà Hằng, vào tháng 11-2015, các bên tham gia vào thỏa thuận Hợp tác và Phát triển kinh tế về hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chính thức (OECD Arrangement), gồm Úc, Canada, Liên hiệp châu Âu (EU), Nhật Bản, New Zealand, Na Uy, Thụy Sỹ và Mỹ, cũng đã tán thành những quy định mới về đầu tư cho các dự án điện than. Trong đó, có những giới hạn về hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chính thức cho những nhà máy điện than hiệu suất thấp. Thỏa thuận này đã có hiệu lực từ đầu năm 2017.
Cụ thể, để nhận được vốn vay từ các cơ quan tín dụng xuất khẩu của OECD thì các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam phải áp dụng công nghệ “trên siêu tới hạn” (SC) có thể làm giảm tối đa lượng khí thải CO2. Điều đó cùng với các yêu cầu về kiểm soát khí thải ngày một thắt chặt, chi phí sản xuất điện than sẽ ngày càng cao hơn.
“Đây là một biện pháp về chính sách nhằm hạn chế nguồn tài chính cho nhiệt điện than”, bà Hằng nhận định.
Thời báo Kinh Tế Sài Gòn

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

BAO LÂU MỚI THAY PIN ĐỒNG HỒ ĐEO TAY

Trước khi tìm hiểu về giá pin đồng hồ đeo tay cũng như thay pin đồng hồ đeo tay hết bao nhiêu tiền, quy trình và thời gian hoàn thành. Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo qua một số dòng sản phẩm sử dụng pin phổ biến hiện nay trên thị trường.
  • Đồng hồ Quartz (dòng đồng hồ pin phổ biến nhất hiện nay, sử dụng nguồn năng lượng chính từ pin. Tuổi thọ pin khoảng 1 – 3 năm)
  • Đồng hồ Eco-Drive (dòng đồng hồ ánh sáng nổi tiếng, sử dụng công nghệ nạp năng lượng ánh sáng cho pin. Tuổi thọ pin khoảng 6 – 8 năm)
  • Đồng hồ Kinetic (dòng đồng hồ vừa cơ vừa pin, sử dụng công nghệ nạp năng lượng từ chuyển động cho pin. Tuổi thọ pin khoảng 8 – 10 năm)
Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về các loại đồng hồ pin, tuổi thọ pin…vv. Và tiếp theo bên dưới chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo qua pin đồng hồ đeo tay giá bao nhiêu (hay giá pin đồng hồ đeo tay) cũng như thay pin đồng hồ đeo tay hết bao nhiêu tiền cũng như quy trình và thời gian thay pin.
Như trên thì pin đồng hồ có 3 loại chính, và mức giá pin đồng hồ đeo tay dao động như sau:
  • Pin đồng hồ thông dụng (dùng cho các sản phẩm đồng hồ Quartz): 40 – 80k/ viên
  • Pin đồng hồ Eco-Drive (dùng cho các sản phẩm đồng hồ Eco-Drive): 800k/ viên
  • Pin đồng hồ Kinetic (dùng cho các sản phẩm đồng hồ Kinetic): hiện nay có rất ít nơi bán pin của dòng này, cho nên việc thay pin phải gửi lên hãng và đợi hãng báo giá lại (dự tính trong khoảng 700-1tr/ viên)
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về giá pin đồng hồ đeo tay và có thể trả lời cho câu hỏi pin đồng hồ đeo tay giá bao nhiêu hay thay pin đồng hồ đeo tay hết bao nhiêu tiền. Tiếp đến sẽ là quy trình thay pin và thời gian.

Nguồn: http://donghohaitrieu.com/tin-tuc/dong-ho/thay-pin-dong-ho-deo-tay-het-bao-nhieu-tien-gia-si-ra-sao.html#ixzz52ZgZjssX

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

WEB BÁN ĐỒNG HỒ ĐEO TAY

Seiko SSA301 Series 5 Men's Automatic Watch ID: SE-SSA301

Seiko Series 5 Mens Automatic Watch SSA297

SEIKO Series 5 Automatic Black Dial Men's Watch Item No. SSA297

SEIKO Classic Automatic Black Dial Men's Watch Item No. SRPA27

SEIKO Neo Classic Automatic White Dial Leather Men's Watch Item No. SRP772K1

SEIKO Men's Core Watch SRP772

TISSOTPR100 Silver Dial Black Leather Men's Watch


TISSOT PR100 Silver Dial Black Leather Men's Watch Item No. T101.410.16.031.00

TISSOT T-Classic Tradition Men's Watch Item No. T063.610.16.052.00

TISSOT Tradition Silver Dial Brown Leather Men's Watch Item No. T063.610.16.038.00


TISSOT Classic Dream Black Dial Black Leather Men's Item No. T033.410.36.051.01

TISSOT Couturier Automatic Black Dial Black Leather Men's Watch Item No. T035.428.16.051.00

88 RUE DU RHONE Men's Double 8 Origin Watch 87WA120043

TISSOT VIỆT NAM

CHUYÊN SHIP ĐỒNG HỒ MỸ NHẬT


Không có văn bản thay thế tự động nào.

Các công ty Ship hàng Mỹ:

USAOrder.vn

JAMASHOP VIỆT NAM


NHỮNG ĐỒNG TIỀN NÀO SẼ THỐNG TRỊ NĂM 2018 ?

Theo nhiều chuyên gia, Yen Nhật, euro, Krona Thủy Điển,Krone Na Uy, đô la Canada, đô la Australia, hay đô la New Zealand, là những đồng tiền mạnh trong năm 2018.
Trong khi hầu hết cho rằng chính sách tiền tệ sẽ điều khiển biến động của ngoại hối trong những tháng sắp tới, nhưng điều đó sẽ được biểu hiện như thế nào trên thị trường vẫn là một vấn đề gay tranh cãi. Những khảo sát của Bloomberg cho thấy, phần lớn các chuyên gia phân tích dự báo đồng euro sẽ củng cố vào cuối năm sau, tuy nhiên triển vọng đối với yen Nhật cũng khiến họ đau đầu.
Dưới đây là tổng hợp các nhận định từ nhiều chuyên gia phân tích, lý giải tại sao họ lại lạc quan, hoặc không, về triển vọng đối với nhiều đồng tiền lớn.
ĐỒNG YEN NHẬT
Hiện tại, đồng yen đang ở khoảng 113,19 yen đổi một đồng USD, khảo sát dự báo vào cuối năm 2018, đồng tiền trung bình ở mức 112.
“Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể sẽ đưa ra một vài sự thay đổi vào năm tới”, ông Mark McCormick, người đứng đầu phòng FX tại Toronto Dominion Bank, cho biết. Tỷ giá USD/JPY có thể sẽ lên cao nhất ở 115 và chúng ta sẽ thấy nó đạt 100 vào năm tới.
Juan Prada, chuyên gia chiến lược ngoại hối tại Barclays, cũng dự báo đồng yen Nhật được củng cố trong bối cảnh hoạt động mạnh và lạm phát lõi tăng chậm hoặc từ từ là điều có thể thúc đẩy BOJ thay đổi lập trường chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm 2018. Ông dự đoán tỷ giá USD/JPY sẽ đạt 105 vào cuối năm sau.
Trong khi đó, các chuyên gia phân tích khác cho rằng đồng tiền sẽ không biến động nhanh như vậy.
“Nếu bạn nhìn vào năm 2018, BOJ có vẻ tụt lại so với những chu kỳ thắt chặt toàn cầu”, ông Vassili Serebrikov của Credit Agricole cho biết. Ông Nick Bennenbroek của Wells Fargo & Co cũng thống nhất với ý kiến này, ông cho biết BOJ sẽ không đi theo sự dẫn dắt của những ngân hàng trung ương khác trong việc thay đổi đáng kể chính sách. Điều này nghĩa là không có nhiều chất xúc tác để đồng yen tăng.
ĐỒNG TIỀN CHUNG EURO
Tỷ giá EUR/USD đang ở khoảng 1,1863; dự báo trung bình cuối năm sau sẽ đạt 1,21 USD.
“Chúng ta thường nghĩ một bức tranh tổng quát rằng châu Âu thể hiện tốt nhất, theo sau là Bắc Mỹ, rồi châu Á. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đang thu hẹp chương trình nới lỏng định lượng (QE). Chúng tôi nhận thấy dòng chảy nguồn vốn vào châu Âu vẫn rất mạnh nhờ tăng trưởng tốt. Đường cong lợi suất của châu Âu có thể nghiêng một chút, điều sẽ có thể hỗ trợ đồng euro”, ông Serebriakov nói. Ông cũng đưa ra nhận định rằng đồng euro sẽ tăng đến 1,23 so với USD vào cuối năm 2018.
Ông Serebriakov dự báo các nhà đầu tư sẽ bắt đầu chờ đời tốc độ thắt chặt tại khu vực đồng tiền chung khi tiến gần đến nửa cuối năm 2018.
“Euro vẫn là một đồng tiền thuận chu kỳ”, ông Bipan Rai, chuyên gia phân tích ngoại hối và vĩ mô tại Canadian Imperial Bank of Commerce, nhận định. Ông cho biết độ dài hiện tại của chu kỳ châu Âu vẫn ngắn so với độ dài trung bình của những chu kỳ trước đó, trong khi chu kỳ của Mỹ trưởng thành hơn, và ông dự báo tỷ giá EUR/USD sẽ kết thúc năm 2018 ở khoảng 1,25.
“Dự đoán của chúng tôi là vào giữa năm sau ECB sẽ có khả năng sẽ sửa đổi hướng dẫn của họ, và chúng tôi hy vọng một khi chương trình hiện tại kết thúc vào cuối tháng 9, họ sẽ bắt đầu công bố chương trình thu hẹp, có thể diễn ra vào tháng 1/2019. Tất cả những điều này sẽ củng cố đồng euro”, ông Rai nói.
ĐỒNG TIỀN CÁC NƯỚC BẮC ÂU
Krona Thủy Điển hiện đang ở mức 9,8997 đồng đổi một euro, dự báo trung bình cuối năm sau đạt 9,3. Trong khi, đồng Krone Na Uy đang là 9,8524 đồng đổi một euro, dự báo trung bình cuối năm sau là 9,2.
“Những đồng tiền thể hiện tốt nhất có thể là các vệ tinh của châu Âu, đồng krona Thủy Điển và krone Na Uy”, ông Prada nói. Ông dự báo tỷ giá EUR/SEK là 9,3 krona vào cuối năm 2018, và tỷ giá EUR/NOK là 9,2 krone.
Theo ông Daragh Maher, người đứng đầu phòng chiến lược ngoại tối tại HSBC, Mỹ nhận định chính sách hỗn hợp hiện tại của Thụy Điển đối với lãi suất âm và khối tài sản lớn không thực sự phù hợp với nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 2% trong năm tới. Trong khi, Na Uy đã điều chỉnh chính sách để phù hợp với nền kinh tế rất suy yếu khi mà nền kinh tế quốc gia này không thực sự yếu.
Ông Maher dự báo tỷ giá EUR/SEK đạt 9,2 vào cuối năm sau và tỷ giá EUR/NOK là 9,1.
ĐỒNG ĐÔ LA CANADA
Tỷ giá USD/CAD hiện là 1,2691; dự báo trung bình vào cuối năm sau là 1,23.
“Ngân hàng trung ương Canada (BOC) có thể sẽ là một trong những ngân hàng sôi nổi hơn cả. Nền kinh tế đang hoạt động ổn, có thể chỉ số lạm phát CPI của Canada đang dần tăng cao. Tuy nhiên, điều thực sự có ích đó là việc giá dầu tăng gần mức 60 USD/thùng”, ông Bennenkroek nhận định. Ông dự báo tỷ giá USD/CAD đạt 1,18 vào tháng 12/2018.
Tương tự, chuyên gia chiến lược ngoại hối tại Credit Suisse Group, Alvise Marino cho biết triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ và lạm phát đi lên sẽ thúc đẩy đồng tiền trong năm 2018. Cùng với đó, kỳ vọng về sự sống sót của Hiệp định Tự do Bắc Đại Tây Dương (NAFTA), thăng dư đầu tư quốc tế, và số dân nhập cư tăng lên sẽ tăng nhu cầu và hạn chế việc điều chỉnh lớn trên thị trường nhà ở. Theo ông, tỷ giá USD/CAD sẽ được giao dịch khoảng 1,2 vào cuối năm sau.
Trong khi đó, Thierry Wizman của Macquarie Bank không chắc chắc lắm. Ông cảnh báo rằng những nền tảng cơ bản có thể không hỗ trỡ đồng đô la Canada đến mức đó.
“Chúng ta không thấy nhiều nhân tố thúc đẩy tăng trưởng tại Canada ngoại trừ khả năng giá dầu tiếp tục tăng cao, nhưng đó không phải là điều bạn muốn phụ thuộc”, ông Wizman nói.
ĐỒNG ĐÔ LA AUSTRALIA VÀ NEW ZEALAND
Thời điểm hiện tại, tỷ giá AUD/USD là 0,7727; dự báo trung bình cuối năm 2018 là 0,8. Còn tỷ giá NZD/USD đang ở mức 0,7038; dự kiến trung bình cuối năm sau đạt 0,72.
Theo ông Maher, chính sách tiền tệ khẩn cấp đã không còn cần thiết tại Australia và New Zealand, và thị trường lao động và giá hàng hóa đang tăng lên, vì vậy các ngân hàng trung ương sẽ dừng chính sách ở cả 2 quốc gia.
“Về câu chuyên bình thường hóa, nền tảng vĩ mỗ sẽ khá đơn giản”, ông nhận định. Ông cũng dự báo tỷ giá AUD/USD sẽ đạt 0,8 vào cuối năm 2018, trong khi tỷ giá NZD/USD là 0,75.
“Chúng tôi thực sữ nghĩ rằng Ngân hàng Dự trữ Australia sẽ tăng lãi suất trong năm tới, nhưng có thể đó là cậu chuyển của nửa cuối năm sau”, ông Rai cho biết. Đồng đô la Australia có thể sẽ tăng chậm trước khi đạt đến mốc dự báo 0,85 USD so với đồng bạc xanh vào cuối năm 2018. CIBC cũng lạc quan đối với đồng đô la New Zealand và nhận thấy thị trường nhận định đồng tiền quá mức tiêu cực.
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
nhung dong tien nao se thong tri trong nam 2018

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VỀ BÁN HÀNG GIẢM GIÁ

SALE UP TO 70%: Điều này có nghĩa là chỉ 1 số items, sản phẩm được sale 70% chứ ko phải tất cả những gì trên web đều sale 70%. Thường đây là cái mồi hữu hiệu để bạn vào xem. Ngay cả khi họ chỉ bán 1 đôi vớ bình thường giá $10, mà hôm đó họ bán giá $3 thì họ vẫn có quyền quảng cáo SALE UP TO 70%. Điều này ko phạm luật gì cả.

EXTRA/ADDITIONAL: Đây là 2 từ mình thích. Điều này có nghĩa ngoài giá đã được giảm, các bạn sẽ được hưởng thêm discount từ cửa hàng (thường là 10-30%). Ví dụ món hàng bạn muốn mua có giá $100, được giảm còn 50% là còn $50, tiếp tục giảm thêm 10% là được giảm thêm $5 nữa. Final price mà bạn phải trả là $45. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng hiện tại đã đính kèm 1 số loại lệ (giống như ko áp dụng cho hàng tồn kho, hàng clearance). Cái này mình phải đọc kỹ ở chỗ *exclusions apply.

OFF 20% ENTIRE PURCHASE: Đây là the best-deal. Bất kể món hàng nào bạn mua đều được giảm 20%. Thường coupon này ko có exclusions như coupon extra off nên cũng thoải mái mà mua sắm.

BUY ONE GET ONE FREE: Đơn giản là giảm 50% nếu bạn mua 2 items giống nhau. Thường items được free sẽ có giá trị ít hơn items mà bạn trả full price.

BUY ONE, GET ONE 50% OFF: Deal này có tốt hay ko chủ yếu nằm ở bạn. Nếu bạn cảm thấy nó đáng thì nó đáng. Cách tốt nhất là lấy giá full price, nhân với 1.5 rồi chia 2. Cách tính này sẽ cho bạn giá trung bình của món hàng mà bạn mua. Đa số nhãn hàng thời trang như Express, Banana Republic hay dùng chiêu này. Giá 1 chiếc sơ-mi là $60, bạn mua 2 chiếc thì trả $90, tính ra 1 chiếc là $45 chứ ko phải off 50% còn $30. Cẩn thận. 1 biến tướng khác của chiêu này thường là BUY ONE, GET ONE FOR $10 (hay bất cứ giá nào nhìn có vẻ rất rẻ). Item được giảm lúc nào cũng có giá bán thấp hơn item bạn phải trả full-price.

GET $10 OFF ON YOUR NEXT PURCHASE: Tức là bạn được giảm $10 cho order tới, chứ ko phải order lần này. Coupon này có vẻ tốt nhưng đa số sẽ có thời gian quy định, nên chúng ta đa số ko dùng được ngay. Ví dụ cuối tháng 1 đang sale rất nhiều thì coupon này lại có thời hạn từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 (mà đến thời gian này thì giá cả đã khác rồi).

GET $10 OFF ON YOUR PURCHASE OF $50 OR MORE: Tức là bạn phải mua trên $50 mới được giảm $10.

GET 20% OFF ONE SINGLE ITEM: Cái chữ "one single item" thường rất nhỏ so với con số 20%. Điều này là tất cả những món hàng bạn mua thì chỉ có 1 món được giảm giá 20% và món đó là món có giá bán rẻ nhất trong giỏ hàng. Chắc chắn là chỉ giảm món rẻ nhất.

ALL ITEMS: Có nghĩa là giảm giá toàn bộ sản phẩm.


ALL SALE ITEMS: Giảm giá toàn bộ sản phẩm trong mục SALE

SELECT STYLES: Chỉ 1 số sản phẩm là được giảm giá

LIMITED QUANTITIES: Đa số khi các bạn thấy giá quá rẻ, cơ hội mà bạn mua kịp gần như là zero khi có dòng chữ này. Nhiều khi mình trả tiền xong xuôi cái mấy ngày sau cửa hàng email báo là hết hàng mình cũng ko làm gì được. Hoặc bỏ vào giỏ hàng rồi mà còn chần chừ chưa trả tiền thì lát nữa thế nào cũng bị sold out.

TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG

Duan Dang