Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Hướng dẫn thủ tục làm căn cước công dân mới nhất

Quy định mới về độ tuổi và lệ phí làm thẻ căn cước công dân

Thời hạn phải đổi thẻ căn cước công dân?

Thời hạn sử dụng chứng minh nhân dân là bao lâu?

Cấp luôn Giấy xác nhận Chứng minh nhân dân khi chuyển sang thẻ căn cước


THỦ TỤC HÀNH CHÁNH: LÀM CĂN CƯỚC CÔNG DÂN (CCCD)

Giấy tờ cần chuẩn bị cho trẻ em khi đi máy bay

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI TỜ KHAI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

CÁCH GHI TỜ KHAI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN


1. Ghi đầy đủ chính xác, rõ ràng nội dung của biểu mẫu, chữ viết phải cùng một loại mực, biểu mẫu chỉ được dùng màu mực xanh, tím than hoặc đen.


2. Cách thức ghi tờ khai CCCD:

a. Mẫu CC01 được dùng để công dân kê khai thông tin về nhân thân của mình khi có yêu cầu cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.


b. Cách ghi thông tin:

- Mục “Họ, chữ đệm và tên”, “Họ và tên gọi khác”: Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên theo giấy khai sinh; chữ in hoa đủ dấu. Chỉ ghi họ, tên gọi khác nếu trong giấy khai sinh có họ và tên gọi khác;


- Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Ghi ngày, tháng, năm sinh của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD. Ngày sinh ghi 02 chữ số; năm sinh ghi đủ bốn chữ số. Đối với tháng sinh từ tháng 3 đến tháng 9 ghi 01 chữ số, các tháng sinh còn lại ghi 02 chữ số;


- Mục “Giới tính”: Nếu giới tính nam ghi là “Nam”, nếu giới tính nữ ghi là “Nữ”;


- Mục “Dân tộc”, “Tôn giáo”: ghi dân tộc, tôn giáo của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD như trong giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng nhận dân tộc, tôn giáo của cơ quan có thẩm quyền;


- Mục “Quốc tịch”: ghi quốc tịch của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD như trong giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền;


- Mục “Tình trang hôn nhân”: ghi tình trạng hôn nhân hiện tại của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD, gồm: Chưa kết hôn, đã kết hôn hoặc đã ly hôn;


- Mục “Nhóm máu” (nếu có): ghi theo bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD;


- Mục “Nơi đăng ký khai sinh”: ghi đầy đủ địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nơi đã cấp giấy khai sinh cho công dân. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi ghi tên địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định của pháp luật;


- Mục “Quê quán”: ghi đầy đủ địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh; nếu không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi ghi tên địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định của pháp luật;


Không có văn bản thay thế tự động nào.

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

WEB THƯ GIÃN

NUDE YOGA

https://www.pornhub.com/view_video.php?viewkey=ph582bafb2c792d

https://www.pornhub.com/view_video.php?viewkey=1414060511

Emily

Dakota

Beach Cabin

https://xhamster.com/videos/spying-on-a-young-beauty-with-shaved-pussy-in-a-beach-cabin-4117436

https://xhamster.com/videos/tanned-hottie-with-shaved-cunt-in-the-beach-cabin-5455576

https://xhamster.com/videos/pretty-woman-in-a-white-dress-with-no-panties-1571453

KINH TẾ NGẦM Ở VIỆT NAM

Vài ý kiến về tính kinh tế ngầm

Vũ Quang Việt (*) - TBKTSG
Thứ Sáu,  26/1/2018, 13:52 
(TBKTSG) - Khoảng năm 2008 tôi đã làm cố vấn cho dự án của Liên hiệp quốc (UN) đưa ra phương pháp tính GDP cho khu vực gọi là HUEM (household unincorportated enterprises with at least some market production) ở các nước châu Á, và sau đó tôi đưa phương pháp này áp dụng ở châu Phi.
HUEM được định nghĩa là các hoạt động thường xuyên của hộ gia đình không đăng ký sản xuất nhằm vào thị trường, tức là những người buôn bán ngoài đường, tham gia làm lao động xây dựng theo thời vụ, chạy xe gắn máy hoặc ở nhà nhưng không đăng ký. Theo nguyên tắc của UN, các hoạt động như làm thức ăn tự dùng, dạy con cái trong gia đình không thuộc phạm trù hoạt động kinh tế bởi vì nếu tính thì nền kinh tế sẽ không có ai thất nghiệp. Còn dịch vụ sử dụng nhà ở mà chính gia đình sở hữu thì luôn luôn tính vào GDP dựa vào tiền thuê nhà cùng loại và chất lượng trên thị trường (phần này tôi biết Việt Nam đã tính).
Trước năm 2008, tôi đã trực tiếp điều hành việc tính toán này ở Malaysia và Philippines để thử nghiệm phương pháp (theo tôi biết, hiện nay Malaysia đã biến việc tính này thành công việc thường xuyên của Tổng cục Thống kê). Năm 2009, ESCAP của UN đã tổ chức cuộc họp ở Bangkok, Thái Lan để xem xét phương pháp và kết quả, với sự có mặt của đại diện Việt Nam và họ nói mình có điều tra để tính kinh tế ngầm. Áp dụng cụ thể thế nào thì tôi không rõ.
Dưới đây là một số định nghĩa về hoạt động và phương pháp tính HUEM, hoạt động của khu vực hộ gia đình không đăng ký. Độc giả có thể đọc phương pháp tôi đưa ra trong chương 6 của tài liệu tôi soạn cho UN là GDP by Production Approach: https://unstats.un.org/unsd/China_UNSD_Project/GDP%20by%20production%20approach.pdf
Có nhiều từ để chỉ khu vực này: kinh tế phi chính thức (informal activity), kinh tế ngầm (underground actvity), kinh tế phi pháp (illegal activity), kinh tế tự sản tự tiêu (production for own consumption).
Kinh tế tự sản tự tiêu là khu vực lớn nhất, bao gồm hoạt động lớn nhất là sản xuất nông nghiệp của gia đình ở nông thôn (như sản xuất nông sản lúa, gạo, rau, gà, heo...). Phương pháp thống kê nông nghiệp dựa vào thống kê thường xuyên về đất đai sử dụng trong nông nghiệp (kể cả đất sau nhà) và sản lượng nông nghiệp về cơ bản là đủ để đo các hoạt động này. Phần tự làm gạch, tự xây nhà để ở... cũng là khu vực được đo lường dựa vào các phương pháp đã được chấp nhận rộng rãi. Ngay từ thời tôi tư vấn cho Việt Nam thì khu vực này đã được tính đàng hoàng.
Mảng hoạt động kinh tế thường xuyên không đăng ký nhằm phục vụ thị trường nhưng hợp pháp như chạy xe ôm, bán hàng ngoài đường... được gọi là HUEM cũng thường rất lớn. Phương pháp tính mảng hoạt động HUEM tôi đã viết trong tài liệu nói ở trên.
Phương pháp tôi đề nghị khác với phương pháp của Ngân hàng Thế giới (WB). Cách làm của WB là lâu lâu một lần (5-10 năm) bỏ tiền rất nhiều để điều tra chi tiết thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. Qua thu nhập, họ tính ra thu nhập từ hoạt động ngầm, tức là khác biệt giữa cái họ suy ra với GDP tính cho các hoạt động chính thức có đăng ký.
Phương pháp tôi đưa ra là hàng tháng hoặc ít nhất là hàng quí chỉ cần điều tra lao động có việc làm, và giờ lao động (có thêm câu hỏi về nơi làm việc để biết loại cơ sở mà họ làm - nhà nước, doanh nghiệp...). Điều tra lao động cũng đã nằm trong chương trình thường xuyên của một cơ quan thống kê nên thêm vài câu hỏi sẽ không tốn kém thêm. Thêm vào đó, chỉ cần lâu lâu một lần (hàng năm) điều tra mẫu để lấy giá trị sản xuất (hay giá trị tăng thêm) cho một giờ lao động là có thể suy ra GDP cho khu vực HUEM. Phần thêm này cũng thuộc hoạt động thường xuyên của thống kê.
Riêng về thống kê lao động, Việt Nam cần cải tiến: không thể chỉ đếm số người có lao động để tính mà phải đếm số giờ lao động, để từ đó tính số người lao động toàn thời gian tương đương (7-8 tiếng một tuần). Theo định nghĩa quốc tế đang được áp dụng thì chỉ cần làm việc một giờ trong thời gian có cuộc điều tra (chẳng hạn nhặt rau trong vườn) là được coi là có lao động, không thất nghiệp. Áp dụng trên có thể hợp với các nước phát triển mà lực lượng nông dân còn rất ít, và cùng lắm cũng chỉ áp dụng để tính tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố.
Và cuối cùng là kinh tế phi pháp. Kinh tế phi pháp như hoạt động mại dâm, đánh bạc lậu, buôn bán ma túy... theo nguyên tắc cũng cần tính nhưng nhiều nước kể cả Mỹ không tính thường xuyên vào GDP, vì nó đòi hỏi phải có thông tin thường xuyên và đáng tin cậy để tính vào GDP quí hay năm.
Cần thấy một phương pháp tính GDP có giá trị thì phương pháp đó phải dựa vào thống kê cơ sở thu thập thường xuyên để có thể tạo ra dãy số thường xuyên theo thời gian, để từ đó có thể theo dõi đánh giá chiều hướng phát triển kinh tế. Lâu lâu tính một lần có thể cho thấy tình hình ở một thời điểm mà thôi. Ví dụ, nếu lấy con số tưởng tượng 30% (giả thiết đây là số chưa được tính vào GDP chính thức) rồi nhân lên với GDP tính được thường xuyên từng quí, từng năm thì hoàn toàn không có giá trị, và lại còn làm lạc hướng. Nếu không có thống kê thường xuyên để biết được lượng buôn ma túy và hoạt động mại dâm bất hợp pháp hay đánh bạc lậu thì đưa vào thống kê làm gì? Các nước châu Âu đưa vào GDP là vì họ có thống kê của cảnh sát ước lượng hoạt động này. Mỹ không đưa vào tính GDP, vì họ cho rằng số liệu này không thường xuyên và không thể tin cậy được, và tôi hoàn toàn đồng ý. 
(*) Nguyên chuyên viên thống kê của Liên hiệp quốc

Cộng thêm vào GDP một lượng mù mờ để làm gì?
Về nền kinh tế chưa được quan sát theo chương 25 của SNA, 2008 đại loại có mấy loại: (1) hoạt động kinh tế ngầm; (2) hoạt động kinh tế phi pháp; (3) hoạt động kinh tế phi chính thức; (4) hoạt động kinh tế hộ gia đình tự sản tự tiêu; (5) hoạt động kinh tế bị bỏ sót do chương trình thu thập dữ liệu cơ bản.
Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), cơ quan này sẽ rà lại để tính thêm vào GDP trên cơ sở kết quả của Tổng điều tra nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 và Tổng điều tra kinh tế năm 2017. Khoản này có tính thêm vào thì cũng không lớn vì cơ bản đã tính vào GDP cả rồi. Khoản lớn nhất trong khu vực chưa được quan sát chính là kinh tế ngầm (1) và hoạt động kinh tế phi pháp (2).
Kinh tế ngầm cơ bản lớn nhất là số liệu thực tế và số đã qua quyết toán thuế, khi TCTK thu thập số liệu qua bản báo cáo quyết toán chính thức của doanh nghiệp với cơ quan thuế. Số liệu này thường vênh khá xa so với số liệu thực.
Hầu hết sự tồn tại của kinh tế ngầm và hoạt động phi pháp là do tham nhũng vặt, tức là được sự “bảo kê” của nhân viên nhà nước. Như vậy làm sao TCTK có được số liệu này? Để làm rõ việc này TCTK không thể làm một mình mà phải có sự vào cuộc của cả hệ thống.
Rồi sự chênh lệch số liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc (năm 2014 là 20 tỉ đô la Mỹ chênh lệch giữa xuất khẩu từ Trung Quốc đến Việt Nam và nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc), khoản này có phải kinh tế ngầm và hoạt động phi pháp không?
Ngay với số liệu GDP công bố, nhiều người đã tỏ ra nghi ngại, nay cộng thêm một lượng còn mù mờ hơn vào để làm gì. Để làm giảm tỷ lệ nợ công và bội chi so với GDP chăng? Nợ là nợ thật, trả lãi và gốc cũng là tiền thật so với một phần tử thuộc “tập mờ”, sẽ không thu thuế được, là một điều nguy hiểm.
B.T

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Phương án ĐÓNG BĂNG BITCOIN

(Offline ra hoàn toàn mạng internet)

Phương án ĐÓNG BĂNG BITCOIN (Offline ra hoàn toàn mạng internet)
( GIẢI PHÁP tránh ảnh hưởng của SegWit đang ngày càng cận kề)
Ví trữ lạnh (còn gọi là ví ngoại tuyến)
Theo các chuyên gia bitcoin, một ví đựng hoàn toàn bị ngắt kết nối khỏi Internet hoặc thiết bị chủ. Đây là nơi mà phần lớn các bitcoin của bạn phải được lưu trữ vì chúng không thể bị đánh cắp trừ khi bạn tự nguyện giao tất cả các chi tiết bảo mật. Hãy nghĩ đến nó như một chiếc ví an toàn nhất của bạn và hai ví khác đã nói ở trên nên dùng trong các giao dịch thông thường.
Bước 1 bạn vui lòng vào trang chủ của BITCOIN CORE:
https://bitcoin.org/en/choose-your-wallet
(Tại đây sẽ cung cấp các loại ví đã được kiểm duyệt bởi Bitcoin core)
Bước 2: Sau đó bạn chọn một loại ví bất kỳ để cái đặt trên IPHONE, ANDROID, WINDOWNS, LINUX... MAC OS.
Ở đây mình lựa chọn Electrum.
https://electrum.org/#download
Link tải dành cho WINDOWS:
https://download.electrum.org/2.8.3/electrum-2.8.3-setup.exe
Còn các thiết bị khác bạn hãy chọn đúng bản cài đặt cho thiết bị đó.
Sau khi tải xong bạn tiến hành cài đặt.
Cài đặt xong bạn vui lòng click vào ví để tiến hành thiết lập.
- Hệ thống sẽ hỏi bạn Create Defaulf_wallet
Và có 4 lựa chọn:
1 - Standart Wallet ( Ví off line thông dụng)
2 - Wallet with two factor authentication ( Ví offline có 2FA)
3 - Muti-Signture wallet (Ví có kèm chữ ký)
4 - Watch Bitcoin address (chỉ có địa chỉ bitcoin)
ở đây tôi sẽ chọn phương án 2:
- Wallet with two factor authentication
- Rồi Next - > disclaimer - Next
- Chọn Create a new seed
- Tại đây hệ thống hiện ra phần : Your wallet generation seed is:
- Bạn chú ý nội dung trong ô màu trắng chính là KEY Bạn chép - copy lại dòng này sau đó bấm chuột vào biểu tượng QR CODE để lưu lại QRCODE . ( Biểu tượng rất nhỏ bạn chú ý nhé sau khi kích chuột vào nhớ luu lại file hình ảnh đó)
- Rồi bấm NEXT sang phần Confirm seed
- Chúng ta gõ nội dung KEY đó lại vào trong ô trống
- Rồi bấm next (chú ý phần này mà gõ sai KEY thì ko bấm next được bạn phải quay lại làm lại bước trước.
- Đến bước nhập pass (Nhập pass gì đó thật nhiều kỹ tự thật an toàn và thật khó nhớ vào nhé . Và hãy nhớ pass này vì đó sẽ là pass để truy cập vào Ví trong máy tính của mình )
- Đến bước 2FA lúc này bạn nhớ cài phần mềm Google authenticator (Trên iphone hoặc android cái này tải trong app store là có)
Cài xong thì scan cái hình QR CODE hiện trên màn hình để lấy được google authenticator Code nhập vào.
( Anh chị nào đã chơi poloniex hay bittrex thì quá biết phần google authenticator rồi nhé )
- Vậy là xong ví offline bitcoin -
Sau đó bạn truy cập vào ví sẽ thấy có phần quản trị phần này các bạn tự nghiên cứu tiếp vì quá dễ mình cũng hết mất thời gian viết thêm rồi, chỗ nào ko hiểu vui lòng hỏi lại nhé.
- Đây là ví lạnh BITCOIN khi đưa bitcoin về ví này anh chị tắt máy là xong đảm bảo BITCOIN yên tâm ko lo bị mất nhé -
Electrum Là một trong những ví an toàn được list khuyến cáo sử dụng bởi bitcoin.org
Cre: https://www.facebook.com/groups/1924200677858531/?multi_permalinks=1945070352438230&ref=notif&notif_t=group_highlights&notif_id=1500548219499853

SÁCH HAY ALAN GIỚI THIỆU

http://merrynight1.blogspot.com/2017/07/phuong-tho-nhac-nho-hoc-ve-tai-chinh.html

CHIẾN TRANH TIỀN TỆ
Song Hongbing
MICHEAL LEVIS

GÓC NHÌN
ALAN PHAN

BOOMERANG




- Aftershock by Robert Reich
Cuốn sách nói về những hệ quả để lại từ khủng hoảng kinh tế 2008 tại Mỹ. Con đường sắp tới khi khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng sâu và khó khăn sẽ đến khi giới trung lưu phải chìm sâu vào nợ nần để bám vào mức sống của “giấc mơ Mỹ”.


- The everything store by Brad Stone
Cuốn sách mô tả đế chế Amazon của Jeff Bezos, chia sẻ những góc nhìn từ nhân viên, gia đình và chính từ các phỏng vấn với Bezos. Những tham vọng của Bezos trong các mô hình kinh doanh mới từ Amazon Supply đến cloud computing. Và những so sánh với các huyền thoại như Gates, Jobs, Zuckerberg…


- How Asia works by Joe Studwell
Studwell là mộ nhà báo lão thành của Financial Times, chuyên viết về Đông Á. Trong cuốn sách này, ông phân tích và giải mã những ẩn khuất đằng sau sự thành công và thất bại của 9 quốc gia: China , Japan, South Korea, Taiwan, Indonesia, Malaysia, Thailand, the Philippines, and Vietnam. Đặc biêt là khảo luận về chánh sách đất đai, sản xuất công nghiệp và tài chánh.


- The wealth of China by Gao Qiang
Góc nhìn về sự giàu có của Trung Quốc và giới tư bản đỏ. Xuyên qua thị trường chứng khoán, BDS, quan hệ quyền lực, văn hoá và những bong bóng tài sản. Hệ quả của sự thịnh vượng trong một xã hội phân hoá bởi giàu nghèo.


- The Rational Optimist by Matt Ridley
Một thế giới đang lần hồi trở nên tốt đẹp hơn theo góc nhìn của Ridley. Thực phẩm, thu nhập, tuổi thọ toàn cầu đang gia tăng trong khi bệnh hoạn, bạo lực và độc tài đang giảm thiểu. Văn hoá, kiến thức và sáng tạo sẽ đem đến những công nghệ, phát minh tuyệt vời cho sinh hoạt hang ngày của nhân loại.


- 3D Printing: The Next Industrial Revolution by Chris Barnatt
Một kỹ nghệ mới có khả năng tạo nên 1 ngàn tỷ doanh thu trong 10 năm tới. Download phần mềm từ Internet, bạn có thể in ra mọi thứ cần dùng mà không phải qua khâu sản xuất truyền thống hiện nay. Từ đồ trang sức, đồ chơi trẻ em, phụ tùng xe cộ…đến các body parts như thận, xương, tim nhân tạo…
Và vài cuốn tiểu thuyết khi đầu óc cần thư giãn…


- The silkworm by Robert Galbraith
Thám tử tư nổi danh Cormoran Strike đi tìm nhà văn Owen Quine và khám phá một tình huống…chết mọi người…


- And the mountain echoed by Khaled Hosseini
Sau thành công rực rỡ của The Kite Runner, lần này Hosseini đua chúng ta đi khắp thế giới từ Paris, San Francisco đến Hy Lạp để tìm ý nghĩa của đời sống và tình yêu.


- One Lavender Ribbon by Heather Burch
Một phụ nữ trẻ tìm thấy trong ngôi nhà cũ ở Southern Florida một chồng thư để lại từ một người lính của Thế Chiến Thứ Hai về một cuộc tình xa cách và mất mát.
Ngoài ra, nếu có ghé Saigon, phải tìm mua thêm vài cuốn sách mới của Nguyễn Ngọc Tư và vài nhà văn Việt mà tôi hay đọc.

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

CAM KẾT WTO VỀ DNNN VÀ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

MỸ TỐ 8 TÁM DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM KHÔNG ĐĂNG KÝ LÀ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VỚI WTO

Theo VOA, Mỹ tố cáo 8 doanh nghiệp nhà nước VN với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà Mỹ nói là lẽ ra phải đăng ký là doanh nghiệp thương mại nhà nước theo các quy tắc thương mại toàn cầu.


Trước hết, trở lại hồ sơ xin gia nhập WTO của VN. Sau quá trình đàm phán hoàn tất với các thành viên của WTO, Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 11 tháng 1 năm 2007 và chấp nhận theo luật chơi của WTO.

VN đã cam kết với WTO về Doanh nghiệp thương mại nhà nước theo các nội dung sau:

- Theo WTO Doanh nghiệp thương mại nhà nước là : doanh nghiệp được Nhà nước dành cho những đặc quyền hay độc quyền nhất định trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

Với cách hiểu như vậy, “doanh nghiệp thương mại nhà nước” được xác định dựa trên tiêu chí về đặc quyền/độc quyền xuất nhập khẩu, không dựa trên tiêu chí nguồn vốn (vốn Nhà nước) như thông thường.Vì vậy ,doanh nghiệp thương mại nhà nước có thể thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân.

Doanh nghiệp thương mại nhà nước khi kinh doanh phải tuân thủ các tiêu chí thị trường trong những vấn đề như:

- Giá: giá mua, giá bán phải được xác định theogiá thị trường;
- Số lượng và chất lượng sản phẩm: phải được quyết định theo quan hệ cung cầu;
- Khả năng tiếp thị: việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán phải được thực hiện trên cơ sở kết quả đàm phán, tiếp thị trong các điều kiện thương mại bình thường chứ không phải dựa trên áp lực hay sức ép từ phía Nhà nước…

Một số lãnh vực mà VN quản lý chặt chẽ xuất nhập khẩu bao gồm : dầu thô, gạo, dược phẩm, văn hóa phẩm (phim ảnh, sách báo, băng đĩa), xăng dầu, thiết bị hàng không.

Dựa vào những cam kết trên, VN phải đăng ký các Doanh nghiệp thương mại nhà nước với WTO, để các thành viên cùng biết. Nếu vi phạm sẽ bị trả đũa thương mại.

Ngoài ra cũng có một cam kết đáng chú ý là : Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm (không muộn hơn 31/12/2018) và sẽ tự động được các thành viên khác công nhận là nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên Mỹ và EU đã không công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường vào năm 2016, sau thời hạn 15 năm mà Trung Quốc cam kết với WTO. (điều khoản gia nhập WTO của Trung Quốc vào năm 2001, nước này sẽ tự động được các thành viên khác công nhận là nền kinh tế thị trường sau 15 năm.

Doanh nghiệp thương mại nhà nước theo quy định của WTO

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)
Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), 
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) 
Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco/SKYPEC)
Tổng công ty Lương thực miền Bắc Vinafood I
Tổng công ty Lương thực miền Nam, Vinafood II, 
Công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn (SJC)
Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).

Không có văn bản thay thế tự động nào.


Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

MỸ SẼ GIÚP VIỆT NAM XÂY DỰNG DỰNG ĐIỆN MẶT TRỜI, ĐIỆN GIÓ



NẾU ÔNG JONHN KERRY GIÚP VIỆT NAM XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ, ĐIỆN MẶT TRỜI VÌ NGƯỜI DÂN ,THÌ CHÚNG TÔI SẼ CẢM ƠN ÔNG RẤT NHIỀU.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry:
"Nếu bạn tính tất cả các chi phí phải trả khi sử dụng nhiệt điện chạy than, từ chất lượng không khí tới ô nhiễm nguồn nước hay ảnh hưởng tới sức khỏe con người, đó sẽ là một cái giá không hề rẻ. Chính vì thế, mọi người đều hiểu rõ việc chuyển sang dùng năng lượng sạch quan trọng như thế nào để nắm bắt những cơ hội tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, ngày hôm nay, điện gió và điện mặt trời đã hoàn toàn cạnh tranh hơn so với than đá."
"Ngày nay, Trung Quốc đang giúp các bạn xây dựng các nhà máy nhiệt điện với công nhân Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ giúp xây dựng các nhà máy điện mặt trời và điện gió bằng chính những công nhân Việt Nam. Các bạn có thể góp mặt từng ngày trong toàn dự án và việc làm, năng lượng sạch sẽ là của người Việt Nam."
“Một nhà máy nhiệt điện than cần 6 năm để xây dựng, trong khi điện mặt trời chỉ cần 1 năm để triển khai."
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, văn bản

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

VỐN HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2017


Mục tiêu tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu vào năm 2020 là 70% GDP. Tuy nhiên theo số liệu đưa ra hôm nay (8/1), Bộ Tài chính cho biết thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được mức này trong năm 2017


Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 70% GDP, về “đích” sớm 3 năm

Vốn hóa thị trường lên gần 150 tỷ USD, VN-Index có 'thăng hoa' lên 1.000 điểm? - Ảnh 2

GDP năm 2017 tăng cao nhất kể từ 2011 trở lại đây. Quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng, tương ứng hơn 220 tỷ USD





Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

AI SẼ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ SỐ TIỀN BỒI THƯỜNG CHO ÔNG TRỊNH VĨNH BÌNH ?

Theo FB Thái Bá Tân thì Việt Nam đã nộp tiền thua kiện ông Trịnh Vĩnh Bình - việt kiều Hà Lan, với số tiền là 1 tỷ 250 triệu USD (chưa tính chi phí thuê mướn luật sư và án phí).

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười

KẾ HOẠCH THU CHI NGÂN SÁCH VIỆT NAM NĂM 2018

NĂM 2018 CHI THƯỜNG XUYÊN GẤP 3 LẦN CHI ĐẦU TƯ
Chi đầu tư phát triển 175.950 tỉ đồng; chi bổ sung dự trữ quốc gia 970 tỉ đồng; chi trả nợ lãi, viện trợ 111.300 tỉ đồng; chi thường xuyên 413.735 tỉ đồng; chi các chương trình mục tiêu quốc gia 16.024 tỉ đồng…
Theo Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 của Quốc hội, tổng số thu ngân sách trung ương là 753.404 tỉ đồng, tổng số thu ngân sách địa phương là 565.796 tỉ đồng. Trong khi, tổng chi ngân sách trung ương là 948.404 tỉ đồng, trong đó dự toán 321.151 tỉ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Dự toán chi ngân sách trung ương dành cho chi đầu tư phát triển 187.000 tỉ đồng (chiếm 19,7%); chi dự trữ quốc gia 970 tỉ đồng (chiếm 0,1%); chi trả nợ lãi 110.000 tỉ đồng (chiếm 11,6 %); chi viện trợ 1.300 tỉ đồng (chiếm 0,13%); chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế 9.400 tỉ đồng (chiếm 0,99%); dự phòng ngân sách 15.800 tỉ đồng (chiếm 1,6%) và chi thường xuyên 425.235 tỉ đồng (chiếm 44,8%).

Trong 425.235 tỉ đồng chi thường xuyên,
 - Chi cho quốc phòng 130.400 tỉ đồng (chiếm 30,6%);
 - Chi giáo dục – đào tạo và dạy nghề 24.884 tỉ đồng (chiếm 5,8%);
 - Chi khoa học và công nghệ 9.440 tỉ đồng (chiếm 2,2%);
 - Chi bảo vệ môi trường 2.100 tỉ đồng (chiếm 0,49%);
 - Chi các hoạt động kinh tế 34.689 tỉ đồng (chiếm 8,15%).
 - Đặc biệt, chi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể 46.116 tỉ đồng (chiếm 10,8%)..

Nghị quyết dự toán chi ngân sách trung ương cho từng bộ, cơ quan trung ương theo từng lĩnh vực và các nhiệm vụ chi khác của ngân sách trung ương năm 2018 tổng cộng 749.705 tỉ đồng (kể cả chi bằng nguồn vay, viện trợ).

Trong đó, chi đầu tư phát triển 175.950 tỉ đồng; chi bổ sung dự trữ quốc gia 970 tỉ đồng; chi trả nợ lãi, viện trợ 111.300 tỉ đồng; chi thường xuyên 413.735 tỉ đồng; chi các chương trình mục tiêu quốc gia 16.024 tỉ đồng…

Chi tiết chi cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương như sau:

- Văn phòng chủ tịch nước có tổng chi 226 tỉ đồng; trong đó, chi đầu tư phát triển 18 tỉ đồng, chi thường xuyên 207,8 tỉ đồng;
- Văn phòng Quốc hội có tổng chi 1.497 tỉ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển 93 tỉ, chi thường xuyên 1.404 tỉ đồng;
- Văn phòng Trung ương Đảng có tổng chi 2.276 tỉ đồng; trong đó chi 232 tỉ đồng, chi trả nợ lãi, viện trợ 30 tỉ đồng, chi thường xuyên 2.014 tỉ đồng;
- Văn phòng Chính phủ có tổng chi 1.262 tỉ đồng; trong đó, chi đầu tư phát triển 293 tỉ đồng, chi thường xuyên 969,8 tỉ đồng.
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có tổng chi 720 tỉ đồng; trong đó, chi đầu tư phát triển 57 tỉ đồng, chi thường xuyên 663 tỉ đồng.
- Tòa án nhân dân Tối cao có tổng chi 3.888 tỉ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển 620 tỉ đồng, chi thường xuyên 3.265 tỉ đồng, chi các chương trình mục tiêu 3 tỉ đồng.
- Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao có tổng chi 3.626 tỉ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển 585 tỉ đồng, chi thường xuyên 3.039 tỉ đồng, chi các chương trình mục tiêu 2 tỉ đồng.

Các Bộ có tổng chi như sau:
- Bộ Công an 78.112 tỉ đồng;
- Bộ Quốc phòng 150.144 tỉ đồng;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 21.141 tỉ đồng;
- Bộ Giao thông vận tải 43.602 tỉ đồng; Bộ Ngoại giao 2.416 tỉ đồng;
- Bộ Công Thương 2.307 tỉ đồng;
- Bộ Xây dựng 1.308 tỉ đồng; Bộ Y tế 13.655 tỉ đồng;
- Bộ Giáo dục 7.322 tỉ đồng; Bộ Khoa học Công nghệ 3.174 tỉ đồng;
- Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch 2.941 tỉ đồng;
- Bộ Lao động, thương binh và xã hội 32.872 tỉ đồng.
- Bộ Tài chính 25.265 tỉ đồng;
- Bộ Tư pháp 2.567 tỉ đồng;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.490 tỉ đồng;
 - Bộ Nội vụ 654 tỉ đồng;
- Ngân hàng Nhà nước 899 tỉ đồng;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường 8.147 tỉ đồng;
- Bộ Thông tin và Truyền thông 893 tỉ đồng;
- Ủy ban Dân tộc 319 tỉ đồng…

Dự toán cũng chi cho các ban quản lý khu công nghệ, làng văn hóa do ngân sách trung ương đảm bảo 1.492 tỉ đồng; chi hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, xã hội, xã hội – nghề nghiệp 577 tỉ đồng; chi thực hiện một số nhiệm vụ nhà nước giao cho các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng 252 tỉ đồng.

Ngoài ra, chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương 122.452 tỉ đồng; chi hỗ trợ các địa phương thực hiện chế độ, chính sách mới và thực hiện các nhiệm vụ khác của ngân sách trung ương 12.552 tỉ đồng;

Chi trả nợ lãi, viện trợ 110.884 tỉ đồng; chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu (chưa phân bổ) 933 tỉ đồng (trong đó, chương trình nông thôn mới 60 tỉ đồng, giảm nghèo bền vững 60 tỉ đồng, các chương trình mục tiêu 813 tỉ đồng)…

Nghị quyết cũng yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách... và các đại biểu quốc hội giám sát việc phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018; Giao Chính phủ khẩn trương phê duyệt các chương trình mục tiêu để phân bổ, giao vốn kịp thời cho các bộ, ngành, địa phương...

Trước đó, theo mục tiêu của Nghị quyết 01 Chính phủ vừa ban hành, năm 2018 sẽ phấn đấu tăng tưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6,7%, kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tăng năng suất lao động xã hội trên 6%, tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp trong tăng trưởng GDP 2018 đạt trên khoảng 46%; Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực nông, lâm , thủy sản đạt 36 - 37 tỉ USD.

Bên cạnh đó, phát triển công nghiệp tốc độ tăng trưởng khoảng 7,7%. Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực dịch vụ đạt khoảng 7,4%. Từng bước đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đạt khoảng 15 triệu lượt khác quốc tế đến Việt Nam 2018; Kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước ở mức 3,7% GDP; dư nợ công khoảng 63,9% GDP, nợ Chính phủ khoảng 52,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP.

Cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng thu nội địa, đảm bảo tỷ trọng chi đầu tư phát triển 26%, tỷ trọng chi thường xuyên 64,1% trong tổng chi ngân sách nhà nước...

Hoài Phong
http://motthegioi.vn/kinh-te-c-67/tai-chinh-dau-tu-c-98/nam-2018-chi-thuong-xuyen-gan-gap-3-chi-dau-tu-phat-trien-79265.html

TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG

Duan Dang