Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2018

WEB ĐĂNG BÀI VIẾT CỦA PHƯƠNG THƠ

http://hienphanthe.blogspot.com/2017/06/nguoi-nha-o-vn-hoi-hau-qua-au-tien-khi.html

PHÂN BIÊT MADE, PRODUCT, MANUFACTORED

Trước hết ta cần phân biệt cụm từ "Made in China, VN, USA,…”, 

Đó là ta còn có các cụm từ phân biệt rạch ròi trong tiếng Anh,Mỹ, đó là các cụm từ: “Product of USA, VN, China,…”. Tức là “Sản phẩm của Hoa Kỳ, VN, TQ,…”, 

rồi các cụm từ khác dễ nhầm lẫn và hiểu nhầm như: “"Thiết kế của Mỹ, VN,… kết hợp với "sản xuất tại Trung Quốc" (American, VN,… design paired with manufactured in China), 

rồi kinh nghiệm khác mập mờ với hãng xe hơi của Phạm Nhật Vượng có thể ghi mập mờ mà sẽ bị chết oan là họ sẽ ghi Sản xuất tại Mississippi (Manufactured in Hải Phòng), “Made in VN”,…hay hiệu xe Vinfast ấy họ sẽ phải phân biệt "Sản xuất bởi Vingroup" (Produced by Vingroup),… nếu không phân biệt được mà xuất khẩu ra nước ngoài thì bị phạt oan có khi bắt phải thu hồi sản phẩm về nhà.

SÁCH GIÁO KHOA VNCH

http://thuongmaitruongxua.vn/sach/sgk-mien-nam-giai-doan-1950-1975-1.html

https://app.box.com/s/mwtwcfe7n4nf5qh7tppnf1nf08o0oha9

https://docs.google.com/spreadsheets/d/1d3tMdm5MvBBUzWjGbmFQOS8GCZqmIlBXAsA0Lckpn4o/htmlview

https://drive.google.com/drive/folders/1NqncB60TPY4OTFBcyXxJsS2mqAveeIkc

https://drive.google.com/drive/folders/0B-JKbAa37-OQNTF6N1Y2VzRQNVE

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

WEB XEM GIÁ XĂNG DẦU THẾ GIỚI

https://www.eia.gov/dnav/pet/pet_pri_spt_s1_a.htm

Khí hóa lỏng

VỚI MỨC LÃI NÀO THÌ KẾT TỘI CHO VAY NẶNG LÃI ?

Thứ nhất: Về mức lãi suất cho vay.

Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau:

- Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”

Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng

Thứ hai: Về cấu thành tội cho vay nặng lãi

Theo quy định Điều 201 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 có quy định như sau:

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự...

Lãi suất suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666%  = 8,33% (mức lãi suất bạn áp dụng cho vay là 4%/tháng).





Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT LÀM VIỆC TẠI NASA

Những người Việt thành đạt ở NASA

40 năm qua, những người từ tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh, nghiên cứu quỹ đạo phi thuyền, đến hàng trăm chuyên gia Việt các thế hệ tiếp sau đã ghi dấu ấn trong thành tựu của cơ quan Hàng không và không gian Mỹ (NASA).


Nếu có dịp viếng thăm phòng trưng bày thành tựu chinh phục không gian của NASA ở Trung tâm điều khiển bay (Flight Control Center) của NASA ở Houston, bang Texas, bạn sẽ thấy tên của một người Việt được trang trọng tôn vinh: Giáo sư - tiến sĩ toán học Nguyễn Xuân Vinh. Thời mà đại đa số dân Việt còn đi xe đạp thì những nghiên cứu của Nguyễn Xuân Vinh bằng các lý thuyết toán học đã vạch đường bay cho phi thuyền lên mặt trăng.
Chính NASA đã bảo trợ cho Nguyễn Xuân Vinh nghiên cứu thành công việc tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền để làm luận án tiến sĩ. Ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng tiến sĩ khoa học không gian vào năm 1962 với công trình này. Những lý thuyết của Nguyễn Xuân Vinh đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên được mặt trăng thành công và sau này được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về trái đất.
Hiện chưa thống kê được tổng số người Việt làm ở các cơ quan NASA là bao nhiêu, nhưng chỉ riêng cơ quan Ames Research Center (Trung Tâm nghiên cứu vũ khí) của NASA ở Moffett Field, bang California đã có hơn 100 chuyên gia Việt. Tiến sĩ vật lý thiên văn Eugene H. Trinh (Trịnh Hữu Châu) làm việc ở NASA-JPL. Cùng làm việc ở NASA-JPL, tiến sĩ Nguyễn Thành Tiến đã được NASA trao huy chương ngoại hạng vì những đóng góp quan trọng trong chương trình Galileo đưa phi thuyền thám hiểm sao Mộc.
Trong hội đồng tư vấn quốc tế về hệ thống dữ liệu không gian của NASA-JPL có tên tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến. Jonathan Lee (Điền Lê) ở Marshall Space Flight Center, bang Alabama. Đó chỉ là vài dấu ấn Việt ở NASA của thế hệ người Việt sinh ra trong thập niên 1950 - thế hệ thứ hai sau thế hệ Nguyễn Xuân Vinh.
Eugene H. Trịnh (Trịnh Hữu Châu), sinh 1950 tại Sài Gòn, Tiến sĩ vật lý ứng dụng Đại học Yale 1977, phi hành gia trên chuyến tàu con thoi Columbia 12 số hiệu STS-50 năm 1992, bay lên trạm không gian Skylab trong chuyến bay dài 13 ngày - dài nhất trong toàn bộ chương trình tàu con thoi.
Jonathan Lee (Điền Lê), sinh năm 1959, nhà vật lý bán dẫn và kỹ sư vật liệu kết cấu. Làm việc cho NASA từ 1989, là người phát minh ra hợp kim nhôm - silion cho NASA, là vật liệu có độ chịu lực cao nhưng lại rất nhẹ và giá thành thấp.
Diệp và Hữu Trịnh, hai vợ chồng cùng quê Bạc Liêu. Diệp sinh 1963, hiện là kỹ sư chất liệu kết cấu còn Hữu là kỹ sư hàng không cùng làm việc tại NASA Marshall Space Flight Center. Diệp tham gia nhiều dự án, trong đó có cả dự án phân tích hóa học và bề mặt của gương kính viễn vọng dùng tia X. Còn Hữu chuyên về công nghệ an toàn cho phi thuyền.
Bruce Vu (Thanh Vũ), tiến sĩ ngành kỹ sư hàng không Đại học Mississippi. Chính thức làm việc cho NASA Marshall Center từ 1988, anh chuyên chế tạo các hệ thống giả lập trên máy tính để nghiên cứu động học chất lỏng - những chuyển động của khí và chất lỏng có thể tác động đến các phương tiện lưu giữ, lắp ráp và phóng phi thuyền con thoi. Hiện đang làm việc ở NASA Kennedy Space Center ở Florida nghiên cứu cách ứng dụng công nghệ nano để chế tạo những máy tính có kích thước nhỏ như tế bào.
Thế hệ sinh trong thập niên 1960 trở về sau chiếm đa số trong cộng đồng chuyên gia Việt ở NASA. Tiến sĩ Bùi Trí Trọng hiện đang làm việc ở trung tâm nghiên cứu Dryden Flight Research Center ở Edwards, bang California, chuyên nghiên cứu và thử nghiệm các loại tên lửa.
Bùi Trí Trọng, sinh 1965 tại Sài Gòn. Tiến sĩ hàng không và không gian Đại học Stanford, làm việc cho Glenn Research Center của NASA từ 1997 với công việc khởi đầu là kỹ sư hàng không, hiện đang làm việc ở Dryden Flight Research Center, chuyên nghiên cứu và thử nghiệm các loại tên lửa.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Việt làm việc cho Glenn Research Center ở Cleveland, bang Ohio thiết kế và kiểm tra các thiết bị chẩn đoán cho các buồng đốt hydrô cao áp của động cơ tên lửa. Tiến sĩ Peter Ve Tran (Trần Vệ) hiện là giám đốc chương trình áp suất phi thuyền (Pressure Vessel Program) của Stennis Space Center ở Bay St. Louis, bang Missouri...
Năm 2004, Đinh Bá Tiến lúc đó chỉ mới 25 tuổi đang theo chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ về tin học tại Đại học Huddersfield ở Anh, đã chiến thắng hàng trăm ứng viên khác trên toàn cầu và được tuyển dụng vào chương trình nghiên cứu trí thông minh nhân tạo của NASA để chế tạo các phần mềm điều khiển robot, phi thuyền tự hành.
Trước khi sang Anh, Đinh Bá Tiến là giảng viên của Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Dấu ấn Việt ở NASA từ nay bắt đầu có nguồn chất xám Việt được đào tạo ngay trên nước Việt.

Trí tuệ người Việt rất nổi tiếng, đó là tại Mỹ có rất nhiều kỹ sư trẻ người Việt sinh ra và lớn lên tại Mỹ sau chiến tranh đang làm việc ở Thung lũng điện tử công nghệ cao Silicon (Silicon Valley) là rất đông đảo. VN có khá nhiều nhà khoa học lượng tử, vật lý hạt nhân, lực đẩy cơ học, y khoa, hóa-sinh làm việc ở các phòng thí nghiệm và các trung tâm khoa học hàng đầu của Mỹ. Như Los Alamos National Laboratory, tức là Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Los Alamos , New Mexico , United States), nó là nơi chế tạo ra những quả bom nguyên tử đầu tiên và tiên phong của thế giới, kể cả hai quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima và Nagasaki , Nhật Bản,…. Người Việt còn nghiên cứu về các lĩnh vực siêu máy tính với các nhà khoa học khác ở phòng thí nghiệm này, nó được giữ tuyệt mật không công bố tên tuổi,….Tại NASA thì người Việt khá nổi tiếng vì có khá nhiều tên tuổi làm việc ở đây là làm việc ở lĩnh vực lực đẩy cơ học như Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA,…. Trung tâm điều khiển bay (Flight Control Center) của NASA ở Houston, bang Texas, đó là các tên tuổi, tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh, Tiến sĩ vật lý thiên văn Eugene H. Trinh, tiến sĩ Nguyễn Thành Tiến, kỹ sư Jonathan Lee (Điền Lê), Bruce Vu (Thanh Vũ), tiến sĩ ngành kỹ sư hàng không Đại học Mississipp,…đông hơn quân Nguyên đếm ra không hết, hầu hết đều được đạo tạo tiếp nối từ chế độ giáo dục Sài Gòn và đại học Mỹ đào tạo,….


Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC CHIẾN TIỀN TỆ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CÁC NƯỚC


* ĐỊNH NGHĨA VÀ ẢNH HƯỞNG  CỦA 'CHIẾN TRANH TIỀN TỆ'

- Ở đây ta lược giản và định nghĩa về một "cuộc chiến tranh tiền tệ": Đó là khi một quốc gia thông qua công cụ của ngân hàng trung ương (VN gọi là ngân hàng nhà nước), họ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng nhằm để hạ thấp giá trị đơn vị tiền tệ của họ (gọi là đồng nội tế) để trợ giá cho xuất khẩu bằng cách làm cho hàng hóa của họ rẻ hơn để chiếm ưu thế về kim ngạch xuất khẩu so với các nước khác, nhằm đạt tối đa xuất khẩu để giúp các doanh nghiệp nước đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn,...".

- Hãy nhớ rằng khi phân tích kinh tế để quyết định việc gì đó cho kinh tế như tận dụng giá đồng bạc giảm giá để tăng sản xuất và tăng xuất khẩu, hay tăng đầu tư,...thì cần ghi nhớ rằng như tôi hay phân tích các biện pháp kích thích kinh tế bằng thủ thuật chi tiêu tài chính nó chỉ áp dụng và hoạt động tốt khi quốc gia đó có tỷ lệ lạm phát thấp. Nợ phát hành bằng đồng nội tệ,…chi phí lợi suất trái phiếu thấp. Điều đó nôm na là các chính phủ chỉ có thể đi vay với chi phí giá rẻ và mức lãi suất thấp. Nhưng tôi cảnh báo rằng, đối với nước có đồng tiền mất giá mà nạn lạm phát cao, cộng những chi phí khi lợi suất trái phiếu đắt, các chi phí vay vốn cũng đắt, và vay nợ nước ngoài lớn thì đó là công thức đơn giản chỉ có thể dẫn đến suy thoái kinh tế cho các nước có đồng bạc bị mất giá mà đòi tăng sản xuất để xuất khẩu nhờ tiền yếu bán hàng rẻ, và càng kích thích kinh tế như dung thủ thuật “chính sách nới lỏng tiền tệ” hay “chính sách tiền tệ mở rộng” thì nền kinh lãnh đòn thảm họa là tất yếu vài năm sau.

- Khi một quốc gia đã có mức thu nhập khá, nhưng nợ nước ngoài quá cao nếu đồng nội tệ mất giá quá lớn, điều này dẫn đến sức tiêu thụ nội địa kém, lương bổng nhân công bị đánh sụt, phí tổn trả lãi và nợ tăng lên cao thì lấy đâu là lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế,...càng hạ giá đồng nội tệ để xuất khẩu thì càng bị lỗ nặng thì càng đẩy nền kinh tế chui vào lòng đất.

- Kích thích kinh tế bằng thủ thuật tài chính để làm giảm giá đồng tiền có kiểm soát chỉ có tác dụng khi chi phí lợi suất trái phiếu xuống thấp, tức là lãi vay ngân hàng cũng sẽ thấp,...

 * THUẬT NGỮ 'CHIẾN TRANH TIỀN TỆ'

- Thuật ngữ "chiến tranh tiền tệ"  được nhắc đến lần đầu tiên trong bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Brazil, ông Guido Mantega, tại Sao Paulo hôm 27/9/2010. "Thực sự chúng ta đang rơi vào cuộc chiến tranh tiền tệ thế giới, nơi mà các bên tham chiến đua nhau làm yếu đồng tiền của mình. Điều này đe dọa chúng tôi, bởi nó tước đi năng lực cạnh tranh của chúng tôi"

 - Một bộ trưởng bất tài vô năng lực, và được nhiều người tham gia bình phẩm và viết vào đó thành cuốn tiểu thuyết rất ly kỳ nhảm nhí, gây hoang mang cho nhiều nước và nhiều nhà kinh tế kém cỏi của các nước bám vào đó.

- Ôi thôi kẻ đưa ra khái niệm chiến tranh tiền tệ của xứ Brazil lại là quốc gia lãnh đòn khủng hoảng kinh tế trước tiên vào giai đoạn năm 2014, rồi 2015, và suốt năm 2016 vừa qua khi đồng BRL của Brazil sụt giá tan tành có lúc trong năm 2015 mất giá đến hơn 65% mà có khá lên được trong xuất khẩu đâu, vì tiền siêu rẻ, và đến nay cũng thế dù đồng BRL có phục hồi lại chút ít so với đồng $, nhưng cũng chẳng khá lên nổi và nền kinh tế tan tành. dù rằng đồng Real của Brazil đã từng xác lập mức trượt giá cao nhất mọi thời đại trong tháng 9/2015 khi phải tới 4,18 BRL mới đổi được 1 $, và hiện chỉ còn 3,17 BRL.

- Trường hợp như trường hợp đồng Ruble Nga (RUB), bắt đầu sụt giá vào mấy tháng cuối năm 2014 thì GDP của Nga lãnh đòn âm và suy thoái kinh tế, người ta thì đổ lỗi cho giá dầu giảm, và điều đó rất tốt vì đồng RUB mất giá giúp Nga tái cơ cấu đa dạng nền kinh tế, và xuất khẩu hàng hóa của
Nga sẽ cạnh tranh hơn.
Khi đồng RUB sụt giá có lúc 82,45 RUB = 1 $ vào tháng Giêng năm 2016, còn năm 2015  rơi giá tan tành,  GDP của Nga sụt giảm đến 904 tỷ $ (vì GDP của Nga năm 2013 là 2.230 tỷ $, nhưng năm 2015 chỉ còn 1.326 tỷ $, năm 2016 còn sụt tệ hơn và nền kinh tế Nga bị Hàn Quốc vượt mặt. Hậu quả là học theo chính sách 'phá giá đồng tiền nội tệ' của ông Bộ Trưởng Guido Mantega.





Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

CỨ DẮT MỘT CON BÒ QUA NGA TRỞ VỀ THÀNH PHÓ TIỀN SĨ

Bằng tiến sĩ Việt Nam: Hàng mã


Lê Diễn Ðức

Ngày 6 Tháng Ba năm 2014, tờ “m.vietnam.net” đăng bài “24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?” cho biết, theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo (GD & ÐT), tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học” rồi đặt câu hỏi “Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?”
Bằng tiến sĩ ở Việt Nam là cả một câu chuyện khôi hài và khá dài dòng.

Cho đến thập niên 90, do chất lượng và trình độ chuyên môn kém của các trường đại học Việt Nam nên tiến sĩ của miền Bắc Việt Nam được công nhận ở nước ngoài qua đường nghiên cứu sinh, chủ yếu ở các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.

Ði nghiên cứu sinh là một việc ưu đãi, phải có lý lịch tốt, là cán bộ của các viện hay giảng viên trường đại học, nhưng nhiều khi cũng phải lo lót chạy chọt. Ra tới nước ngoài rồi thì đa số dành thời gian cho học và nghiên cứu thì ít, mà cho đi buôn thì nhiều. Không hiếm nghiên cứu sinh đến thời gian nộp luận án (thông thường sau 3 năm, trừ thời gian học tiếng) phải nhờ các sinh viên năm cuối viết giúp, học thuộc lòng và chạy tới giáo sư cố vấn (promotor) để tìm sự hỗ trợ. Khi bảo vệ luận án thì lúng túng, thiếu tự tin, nhưng rốt cuộc cũng đạt điểm trung bình nhờ sự đồng cảm và “hữu nghị”.

Tôi là người đã chứng kiến những cuộc bảo vệ như thế ở Ba Lan, nên đây là sự thật. Chính vì thế mà Giáo Sư Nguyễn Văn Hiệu, cựu viện trưởng Viện Khoa Học Việt Nam, nói một câu nổi tiếng “cứ dắt một con bò sang Nga thì trở về là có một phó tiến sĩ”.

Ông Nguyễn Văn Hiệu là một trong số những nghiên cứu sinh hiếm hoi, có nhiều công trình khoa học ở Viện Nghiên Cứu Nguyên Tử Dupna, được Liên Xô (cũ) phong hàm giáo sư khi mới 30 tuổi. Nhưng khi ông về nước, được cơ cấu vào Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng, thực hiện đúng đường lối tận dụng trí thức của đảng. Lo việc đảng, lãng chuyên môn, điều kiện nghiên cứu bằng không, rốt cuộc ông cũng trở thành một “con bò”.

Ðùng một cái vào đầu thế kỷ 21, Việt Nam bỏ luôn chữ “phó”, tất cả phó tiến sĩ ngủ dậy sau một đêm bỗng dưng trở thành tiến sĩ. Ðồng thời, các trường đại học Việt Nam cũng làm luôn việc nghiên cứu sinh và tự cấp bằng tiến sĩ, đồng loạt, như một phong trào. Trường Nguyễn Ái Quốc, cái nôi đào tạo cán bộ chính trị cho đảng cộng sản Việt Nam (ÐCSVN), nơi giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lenin đã bị vứt vào sọt rác lịch sử, cũng cấp bằng tiến sĩ. Văn bằng tiến sĩ từ đây được sản xuất nhanh chóng, đâu đâu cũng thấy, trở thành một đề tài cho công chúng đàm tiếu, khinh thường, chẳng có một chút giá trị nào trên học đường quốc tế.

Cần phải lưu ý rằng, học vị tiến sĩ là văn bằng cao nhất trong hệ thống đại học phương Tây, do đó hệ thống đào tạo tiến sĩ của họ được thiết lập rất chặt chẽ và nghiêm chỉnh.

Chương trình đào tạo tiến sĩ là để cung cấp cho xã hội những nhà khoa học chuyên nghiệp và giáo sư đại học tương lai, những người am hiểu chuyên sâu một lĩnh vực nào đó, có khả năng phát hiện, thiết kế thí nghiệm hay nghiên cứu giải quyết vấn đề, có khả năng phân tích và diễn giải kết quả nghiên cứu, có khả năng truyền đạt kết quả nghiên cứu đến đồng nghiệp trong chuyên ngành và công chúng.

Trong khi ở Việt Nam, các vị lãnh đạo các tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp trên các tấm danh thiếp đều có hai chữ “tiến sĩ”. Chưa có quốc gia nào trên thế giới khi xuất hiện trên báo chí học vị “tiến sĩ” được gắn kèm với các nhà lãnh đạo nhiều như ở Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia có số lượng giáo sư, tiến sĩ nhiều nhất Ðông Nam Á nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất của khu vực, không có một trường đại học nào của Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới. Ông Nguyễn Khắc Hùng, cựu chuyên viên đối ngoại, Học Viện Hành Chính Quốc Gia từng nói số người có bằng tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản.

Dốt hay phô trương. Mặc cảm dốt nát và thua thiệt về văn hóa, các quan chức phải lấy cái mác “tiến sĩ” gắn vào cho mình, như là một thứ bùa hộ mệnh.

Ngoài sự khoe khoang, háo danh, sĩ diện, bằng cấp cũng là chiếc giấy thông hành trên con đường lọt vào các cơ quan nhà nước và leo lên các bậc thang quyền chức. Cho nên trào lưu “chạy” bằng giả lan tràn, trở thành phổ biến trong xã hội Việt Nam.

Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Hà Nội, học kém, chật vật kiếm được cái bằng kiến trúc sư ở Ba Lan, nhưng khi có chức, có quyền phải kiếm bằng được bằng “tiến sĩ” của trường… Nguyễn Ái Quốc. Kiếm bằng cách nào chỉ có trời biết! Ðây là một trong vô vàn ví dụ, trong chính sách chiến lược lạ lùng của Hà Nội, đến năm 2020, 100% công chức diện thành phố quản lý (cấp chi cục trưởng và chi cục phó) có bằng tiến sĩ!

Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài “vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ” từ trường đại học Nam Thái Bình Dương của Mỹ. Trong khi đó ông Ân không hề biết tiếng Anh, chỉ có bằng cử nhân tại chức kinh tế-quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì)!

Nguyễn Văn Ngọc, thời điểm còn là Phó bí thư tỉnh ủy Yên Bái, chỉ trong vòng 6 tháng đã “dùi mài kinh sử” với 17 ngàn USD, cũng trở thành “tiến sĩ” của đại học Nam Thái Bình Dương.

Trong khi đó, trường đại học Online này không được thừa nhận về tiêu chuẩn (unaccredited), bị báo chí phanh phui từ nhiều năm qua.

Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Vinalines, người vừa nhận án tử hình vì tội tham nhũng, đi xuất khẩu lao động ở Cộng Hòa Dân Chủ Ðức, về Việt Nam và làm cán bộ bình thường, đi học lớp tại chức tại đại học hàng hải, rất nhanh sau đó lấy bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ kinh tế. Tiến sĩ kinh tế này đã làm Vinalines nợ nần, thất thoát hàng tỷ đô la.

Vũ Viết Ngoạn, chủ tịch UƯy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia, sử dụng bằng “tiến sĩ” tài chính qua chương trình đào tạo từ xa của La Salle (khác với đại học La Salle tại Pennsylvania), cũng là một trường “rởm” ở Mỹ.

Ông Phạm Minh Hạc, giáo sư của Bộ GD & ÐT đã từng nói trong bài “Cán bộ xài bằng giả để kiếm cái ghế” (bee.net.vn):

“Tôi còn nhớ năm 2001, Bộ GD & ÐT phát động phong trào thanh tra bằng giả, đưa nó thành chủ trương của ngành. Ðến năm 2005, sau 4 năm, đã phát hiện được 10 ngàn bằng giả. Số bằng giả này chủ yếu tập trung ở công chức nhà nước trong đó có cả cán bộ cấp cơ quan trung ương”.

Trong bài “Bằng giả: Sờ đâu dính đó!”, ngày 06 Tháng Mười, 2012, tờ Người Lao Ðộng viết:

“Năm 2003, Ban Chỉ Ðạo Kiểm Tra Văn Bằng, Chứng Chỉ tỉnh Cà Mau phát hiện tỉnh này có trên 600 trường hợp cán bộ sử dụng bằng cấp có vấn đề. Trong đó, nhiều cán bộ đảm nhiệm những chức vụ quan trọng đã bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, đa số những người này vẫn cứ thăng quan tiến chức.”

Tại phiên họp ngày 25 Tháng Hai năm 2014 của Hội Ðồng Quốc Gia Về Giáo Dục và Phát Triển Nhân Lực giai đoạn 2011-2015, Bộ Trưởng Bộ GD & ÐT Phạm Vũ Luận nói “thực tế những người có bằng giả hay bằng thật, nhưng chất lượng giả chỉ có thể ‘chui’ vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân”.

Ðương nhiên, các công ty tư nhân là những doanh nghiệp lời ăn, lỗ chịu, họ phải thận trọng kỹ càng trong việc tuyển dụng, mà đối với họ, không quá coi trọng bằng cấp, chủ yếu là năng lực chuyên môn, tay nghề.

Cho nên, nếu quay lại câu hỏi “15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?”, quá dễ dàng để thấy rằng, những tiến sĩ hữu danh, vô thực đang nằm trong bộ máy cầm quyền, ăn tục nói phét, sáng cắp ô đi, tối cắp về. Lực lượng “trí thức” rởm này là biểu tượng của lối sống tự sướng, kiêu ngạo, giả dối, lưu manh của cả hệ thống.

Con đường xã hội chủ nghĩa mà “đến hết thế kỷ này chưa chắc đã thấy” (lời của Tổng Bí Thư ÐCSVN Nguyễn Phú Trọng) được hô hào bằng những mỹ từ trên các băng rôn, áp phích đỏ chót, giăng khắp nơi để lừa bịp xã hội, lấp liếm sự ảo tưởng và giả tạo, y chang những cái bằng tiến sĩ vô giá trị, một thứ hàng mã không hơn không kém.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

VNĐ NEO CỐ ĐỊNH VÀO USD

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Trong hồ sơ bài báo không có một chút hiểu biết gì về tỷ giá cố định đồng tiền VND neo vào đồng USD


Đó là hồ sơ bài báo: “Chính sách đô la Mỹ yếu sẽ tác động thế nào đến Việt Nam?” của ông tiến sĩ Phan Minh Ngọc, nguồn bài báo: http://cafef.vn/chinh-sach-do-la-my-yeu-se-tac-dong-the-nao-den-viet-nam-20180126100554726.chn

Về chủ đề khá chuyên môn về tài chính quốc tế thì tôi nhắc lại là trên thị trường tài chính quốc tế hiện nay nhiều người hay nhầm lẫn tai hại là việc họ phao tin phân tích linh tinh như việc TQ sẽ ngưng mua trái phiếu kho bạc Mỹ,…đó là tin tức vớ vẩn ở các tờ báo lá cả, vì khi phân tích như vậy thì cần phỏng vấn chuyên gia tài chính các ngân hàng quốc tế họ tư vấn.

Ta đều biết,  đối với những quốc gia neo tỷ giá cố định, kèm cụm từ "nới biên độ +/-2%", nó bao gồm Trung Quốc, Singapore, và Việt Nam. Nhất là đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) của TQ, và đồng bạc VND của VN.

Với TQ, họ neo vào tỷ giá đồng USD theo biên độ "có kiểm soát". Điều đó có nghĩa là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) họ giữ giá trị đồng RMB trong một biên độ giao dịch 2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate). Thực chất PBOC cho phép đồng RMB tăng hay giảm không quá 2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ qua chỉ số "CFETS RMB Index" được bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi họ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDR của IMF.

Đồng RMB của TQ vẫn đo lường giá trị của đồng RMB so với rổ 13 đồng tiền chính, nó dựa vào trọng lượng thương mại quốc tế, bao gồm: Đồng USD chiếm tỷ trọng cao nhất là 26,4%, đồng EUR (chiếm 21,4%) và yen Nhật - JPY (chiếm 14,7%), và các loại tiền tệ của các nước như Bảng Anh (GBP), Dollar Singapore, Dollar Hồng Kông, Franc Thụy Sĩ (CHF), Dollar New Zealand (NZD), Dollar Australia, và các đồng tiền của Canada, Malaysia, Nga và Thái Lan,...

Trong động thái mới nhất, đó là TQ đang dần dần thay đổi cách tính đồng RMB của họ qua chỉ số "CFETS RMB Index" thương mại gia trọng. Đó là TQ bắt chước cái chỉ số thương mại gia trọng của Federal Reserve System, hay Hệ thống dự trữ liên bang (FED)  đưa ra thước đo để tính cho đồng tiền USD qua Foreign Exchange Rates -- H.10, để tính toán rộng hơn cho đồng USD, qua thước đo "Broad Index of the Foreign Exchange Value of the Dollar", và pha trộn với chỉ số US Dollar Index (DXY) thì TQ sao chép y chang Mỹ.

Đó TQ đang áp dụng tiệm tiến thi hành chính sách gọi là làm giảm rổ tiền gia trọng ngoại thương như đồng USD của Mỹ xuống còn 22,4% từ 26,4% và đồng EUR xuống 16,34% so với mức 21,39%. Đồng thời gia tăng nâng trọng số đồng Won Hàn Quốc (KRW), đồng Rand Nam Phi (ZAR), đồng peso Mexico (MXN),….sẽ có tỷ trọng nâng lên 21,09%  thì TQ họ cần thay đổi lại từ từ chiến lược ngoại thương, vì hàng hóa của TQ hiện nay khó cạnh tranh được với hàng hóa của EU, Mỹ, vì chính sách tiền nhiều và rẻ của những khối kinh tế này cũng như hàng hóa của TQ vi phạm sở hữu trí tuệ và bán phá giá,….thì quả nhiên TQ họ cần phải tính đường khác để bù đắp vào.

Trên thế giới cộng đồng tài chính thì các danh sách các nước neo tỷ giá cố định đã bứt neo hoặc còn giữ neo như đồng Saudi Riyal của Saudi Arabia, đồng Venezuelan Bolívar của Venezuela; Dollar Hong Kong Hong Kong; đồng Egyptian Pound (EGP) của Ai Cập; Dollar Brunei (BND) của Brunei chốt tỷ giá theo đồng Dollar Singapore, trong khi Dollar Singapore (SGD) chốt tỷ giá theo đồng USD như đồng bạc VND. 

Các nước Âu châu chốt đồng bạc của họ theo tỷ giá cố định vào đồng EUR thì hiện nay họ cũng thả dây neo tỷ giá do đồng EUR biến động và lãi suất âm của đồng tiền cac nước Âu châu này,  đó là đồng bạc Danish Krone (DKK) của  Đan Mạch; Bulgaria neo tỷ giá đồng Bulgarian Lev có ký hiệu là BGN vào đồng EUR,...Thậm chí cả Thụy Sĩ, thì đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) cũng chốt tỷ giá cố định của họ vào đồng EUR, nhưng kể từ ngày 15/09/2015, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) đã chính thức từ bỏ tỷ giá tối thiểu là 1,20 Franc Thụy Sĩ  neo vào cho 1 EUR, và hạ lãi suất đồng Franc Thụy Sĩ âm -0,75% vì cái tam giác đồng CHF, USD, EUR thay đổi chóng mặt.

Đối với VN thì quốc gia này thực chất không có giữ tỷ giá nào cả, mà quyết định giữ neo tỷ giá nó do cái NHNN VN này quyết định thông qua Bộ Chính trị. Đồng bạc VND tăng giá hay giảm giá nó tùy thuộc vào sự dự trữ ngoại hối của họ.

Thí dụ trước đây đồng USD sụt giá kỷ lục trong năm 2008 thì tỷ giá đồng bạc VND cũng giảm giá, và khi đồng USD tăng giá mạnh thì đồng bạc VND còn sụt giá mạnh hơn, thậm chí là phá gia tới 4,5% trong mấy hôm vào tháng 8/2015.

Lý do giải thích cũng dễ hiểu là nếu bây giờ đồng bạc VND để tăng giá như chỉ còn 21.000,00 VND = 1 USD thì VN sẽ tự sát là hết ngoại hối để mà chống đỡ cho sự ồ ạt rút vốn và chốt lời của giới đầu tư, vì người dân và giới đầu tư sẽ bán tháo đồng nội tệ VND để mua được nhiều USD hơn, NHNN VN thì chắc chắn không có đủ ngoại tệ để bình ổn tỷ giá, nếu con nguy ngập tâm lý bầy đàn thì sẽ kéo đứt cái dây neo luôn, còn nếu tiền VND bị giảm giá quá sâu thì VN cũng bị kẹt là bị hiện tượng “đô la hóa mạnh trong nền kinh tế”, và giới đầu tư và thị trường lại sẽ bán tháo tài sản niêm yết bằng đồng bạc VND để chuyển sang tài sản an toàn như vàng, USD để phòng hờ mất tài sản của họ do lạm phát, tiền sụt giá. Cho nên họ phải canh chừng giữ tỷ giá của họ thôi. Tức là chạy đường nào cũng rơi xuống vực cả nếu không kiểm soát được dây neo.

Trong 12-tháng qua, tỷ giá hối đoái US Dollar / Singapore Dollar thì đồng Singapore Dollar đã tăng được 8,62% so với đồng USD


Với tỷ giá hối đoái United States Dollar / Viet Nam Dong thì đồng bạc VND chỉ tăng được chưa tới 0,40%


Trong khi tỷ giá hối đoái United States Dollar / China Yuan Renminbi thì đồng Yuan tăng được hơn 8% so với USD.


Đó là 3 đồng tiền neo tỷ giá cố định có biên độ kiểm soát thì ta tự hỏi cái đồng bạc VND kia có tỷ giá gì khi VN neo tỷ giá gọi là tỷ giá cố định", hay "fixed exchange rates", mà trước đây VN lập ra chỉ số gọi là đo sức mạnh đồng bạc VND qua “chỉ số VND-Index” với rổ tiền các nền kinh tế gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, và Thái Lan. Tức là nó bao gồm đồng USD, EUR, CNY, JPY, SGD, KRW, TWD, THB. Biên độ giao động của tỷ giá vẫn áp dụng là +/- 3%...

Đó là chỉ số ma. Là nó chưa bao giờ đúng hay có thật cả. Mà ta có thể gọi là “chỉ số con lừa vĩ đại của thế kỷ 21”,...

TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG

Duan Dang