Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

NỢ 65% GDP SẼ LÀM GIẢM ÍT NHẤT 1% GDP


Đối với VN, hãy nhớ rằng hiện nay VN đang làm tăng nợ quá cao là khoản nợ Chính phủ đối với GDP của VN năm hơn 64% so với GDP. Nơ nần kiều này thì sẽ đánh sụt ít nhất 1,5% GDP, thậm tệ mức ngưỡng cảnh báo là 67% là có thể chạm tới khủng hoảng nợ, GDP tất nhiên phải sụt trên mức 1,7%-2,5% nếu con số thống kê là chính xác thì cao hơn nữa. Bởi vì khi một quốc gia như VN có đồng tiền yếu, nạn lạm phát cao mà còn đang mắc nợ cao thì tiền đầu tư cho GDP sẽ giảm xuống, nền kinh tế đi vào hướng trả nợ là giảm đầu tư thì làm sao mà đòi tăng trưởng GDP được.


Trở lại hồ sơ iện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung


Tức là hồ sơ này khá hài hước là mới đây ông Nguyễn Đình Cung này trình bày ở diễn đàn kinh tế gì đó  nhấn mạnh rằng tiềm năng GDP của Việt Nam có thể đạt 8% hoặc cao hơn nữa”, và ông này lấy bài học kinh nghiệm của Nhật, Hàn Quốc xưa kia cũng có mức tăng trưởng GDP kinh tế rồng cọp vào những năm 80 của thế kỷ trước, và ông này viện dẫn vào phải tăng năng suất, rồi VN luôn hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhờ chiếm lợi thế nhân công lao động rẻ,….

Trước hết tôi hay giật mình là tai họa về kinh tế ở VN cũng xuất phát từ những nhà kinh tế học như Nguyễn Đình Cung này mà rat hay vì hết công tác và đến tuổi thì nên về hưu. Hãy nghiệm ra rằng dưới thời cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì ông Cung này là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì gây ra bao nhiêu tai họa cho VN về kinh tế với các dự án đầu tư tàn tạ đáng ghê tởm. Tuy nhiên hiện nay ông Cung này còn có chân đứng ở cái ghế Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kì 2016-2021 thì quả là chuyện bi hài kịch cho VN là kinh tế VN bây giờ không còn thích hợp với những gương mặt kinh tế bao cấp thời Đông Âu, Liên Xô nữa để mà đưa ra cái lý thuyết tăng trưởng kinh tế rồng cọp 6-9% trong những năm tới.

Đối với các nhà kinh tế VN thì họ hay thiếu sót không am hiểu về kinh tế thị trường. Ví dụ một quốc gia như VN muốn nâng cao tăng trưởng GDP kinh tế cao tới 8-9% của những năm tiếp theo sau này bằng cách áp dụng mô hình kinh tế đổ vỡ của Nhật của những năm 80-90 của thế kỷ trước nhằm nâng cao năng suất, nâng cao tăng trưởng kinh tế như Nhật từng đạt được thì đúng là tai họa cho VN là những kẻ tư vấn kinh tế này không biết gì cả về tăng trưởng kinh tế của Nhật.

Hãy nhớ rằng, Hànd Quốc hay Nhật từng có mức tăng trưởng rồng cọp xưa kia rất cao thì ta cần nhớ rằng khi đó mức nợ công và các khoản nợ bằng trái phiếu của chính phủ Hàn Quốc rất thấp mà nhất là Hàn Quốc vào những năm kinh tế tăng trưởng cao 15-20% thì tỷ lệ nợ nần trên trái phiếu của chính phủ Hàn Quốc cỡ 9-15% so với GDP thôi, nên Hàn Quốc dễ dàng tăng nợ trái phiếu để đầu tư mà không sợ rủi ro lạm phát tăng cao đe dọa đến tăng trưởng kinh tế. Nước Nhật cũng thế là những năm và những quý tăng trưởng GDP kinh tế của Nhật những năm 1980 và những năm của cuối năm 1990 thì khi đó kinh tế Nhật rơi vào trạng thái đầu cơ tăng trưởng, như đầu cơ vào cổ phiếu, đầu cơ vào bất động sản, và đầu cơ vào mọi ngành nghề, kể cả đầu cơ vào lãi suất thấp, tín dụng nhiều, tức là tăng trưởng tín dụng cho vay cao với lợi thế khi đó tỷ lệ nợ công của Nhật thấp, và cái tỷ lệ nợ trái phiếu của chính phủ Nhật khi đó chỉ cỡ 50-64% theo GDP so với mức nợ khi kinh tế Nhật vỡ bong bóng những năm 1990 cho đến bây giờ vẫn chưa có lối thoát thì mức nợ đó tính trung bình nó vọt lên 200% của GDP, và hiện nay mức nợ này là có thể tới 260% của GDP.

Tức là sau khi kinh tế Nhật bị vỡ bong bóng cổ phiếu và bất động sản xưa kia thì gây ra tình trạng nước Nhật lún sâu vào nợ nần và giảm phát sâu, dù rằng Nhật nợ Nhật là nợ bằng đồng JPY, nhưng nó cũng làm cho người dân Nhật giảm chi tiêu và tiết kiệm cao khiến cho kinh tế suy thoái.

Đối với VN, hãy nhớ rằng hiện nay VN đang làm tăng nợ quá cao là khoản nợ Chính phủ đối với GDP của VN năm hơn 64% so với GDP. Nơ nần kiều này thì sẽ đánh sụt ít nhất 1,5% GDP, thậm tệ mức ngưỡng cảnh báo là 67% là có thể chạm tới khủng hoảng nợ, GDP tất nhiên phải sụt trên mức 1,7%-2,5% nếu con số thống kê là chính xác thì cao hơn nữa. Bởi vì khi một quốc gia như VN có đồng tiền yếu, nạn lạm phát cao mà còn đang mắc nợ cao thì tiền đầu tư cho GDP sẽ giảm xuống, nền kinh tế đi vào hướng trả nợ là giảm đầu tư thì làm sao mà đòi tăng trưởng GDP được.

Điều này cũng dễ giải thích là ở VN hiện nay đang gia tăng đủ các loại thuế má và sự thâm hụt ngân sách cao để đắp nợ cho việc vay nợ quá lớn để đầu tư vào GDP kinh tế trong 1 thgaapj kỷ qua, thì nay nợ nần tăng cao thì lấy đâu ra tiền đầu tư để làm tăng GDP lên tới 8-9% trong vài thập kỷ nữa để có GDP kinh tế hai ngàn mấy trăm tỷ $ chục năm sau thì đúng là ảo giác khó tin nổi là làm sao mà ở VN bây giờ vẫn còn để những kẻ học kinh tế thời Đông Âu và Liên Xô đi làm tư vấn kinh tế, vì những giá trị kinh tế đó bây giờ nó không còn bất cứ giá trị nào cả để áp dụng cho kinh tế thị trường VN kể cả kinh tế thị trường lai căng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nền kinh tế VN hay bất cứ nước nào đang phát triển đều có một giai đoạn tăng trưởng kinh tế rồng cọp 8-9% hay 10%, đó là nó chỉ hữu ích khi mức nợ công kinh tế thấp cỡ 20%-35% so với GDP, lợi suất trái phiếu và lãi vay ngân hàng thấp,… đó là các chính phủ và ngân hàng trung ương có thể phát hành thêm nợ với chi phí tài chính rẻ để gia tăng đầu tư công mà không cần vay vốn ODA hay vay vốn viện trợ là họ có thể an tâm tăng đầu tư xây mấy chục cái sân bay Long Thành hay đầu tư vào hệ thống đườn xe lửa vận chuyển từ hàng hóa cho đến cao tốc mà không vướng bận trả nợ nhiều thì may ra nó còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế rồng cọp.

Với VN bây giờ mức nợ nần đã quá cao, cộng với áp lực chi phí lợi suất trái phiế chính phủ lẫn doanh nghiệp tư nhân thuộc hạng đắt đỏ thì lấy gì đầu tư cho GDP cao tới 8-9%. 

Thậm chí mới đây còn có chuyện hài hước là ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đề xuất “đi xe ô tô, xe máy phải chịu thêm phí khí thải”, và sau đó bị người ta phản ứng dữ dội thì cái Bộ Tài chính này đổ lỗi cho đại biểu quốc hội một tỉnh nào đó đề xuất như đổ lỗi là tăng phí thuế đó là” theo kiến nghị của cử tri Lào Cai”. Tức là quốc gia này bị loạn, một cử tri hay đám cử tri một cái tỉnh nào đó không dám nêu tên mà cũng có thẩm quyền đề xuất đó mà Bộ Tài chính này bám vào đó để tăng thuế thì quả là liều mạng vô luật pháp. Có lẽ người ta ném đá dò đường vì trong lòng muốn tăng thuế tận thu để có tiền trả nợ cho cái núi nợ công của VN tăng quá cao thì họ cũng lo sợ hiệu ứng phe áo vàng ở Pháp biểu tình rầm rộ vì thuế phí tăng cao, giá xăng đắt đỏ mà có thể President Emmanuel Macron của Pháp sẽ thất cử cho nhiệm kỳ bầu cử tới.

Hiện nay ngay cả nền kinh tế của TQ cũng không ngoại lệ là kinh tế họ cũng không còn tăng trưởng cao 9-10% như xưa kia nữa, đó là bởi vì mức nợ nần của nhà nước Bắc Kinh và doanh nghiệp cũng như các hộ gia đình đã tăng quá cao. Nền kinh tế của họ giảm đầu tư xuống và đi về hướng trả nợ nhiều hơn nên kinh tế giảm tốc xuống còn 6,5% trong quý 3 năm 2018, và dự báo còn tồi tệ hơn nữa.


(*) Một nền kinh tế của bất kể quốc gia nào rơi vào tình trạng loay hoay trả nợ, thuế má tăng cao thì tiền đầu tư chủ yếu đi về hướng trả nợ nên ít đẩu tư cho GDP, vì rủi ro vỡ nợ và bể bóng đầu tư khi nợ nần tiếp tục tăng cao, mà tăng tới 70% so với GDP đối với những nước như VN thì tai họa khôn lường. Và cũng đừng nghĩ là tiếp tục dùng thủ thuật tài chính kích thích kinh tế như viện dẫn vào tiền nhiều và rẻ nhờ đồng tiền mất giá để tăng đầu tư và xuất khẩu nhằm bán hàng rẻ thì còn gặp tai họa hơn nữa là khi chi phí lợi suất trái phiếu vượt 2 con số thì thà rằng kinh tế tăng trưởng 1% còn tốt hơn 10%. Vì xuất khẩu không thể bù đắp cho trang trải phí tổn lãi vay và lợi suất trái phiếu ở mức cao nên doanh nghiệp họ thà đóng cửa ngưng sản xuất còn tốt hơn là càng sản xuất thì càng lao xuống vực mà đôi khi còn bị ngân hàng siết nợ nhà xưởng đất đai mà còn vô tù thì chẳng ai có lòng yêu nước cao độ đến mức ngu dại làm chuyện này để hi sinh cho những kẻ mắc bệnh tâm thần ảo giác con số tăng trưởng kinh tế cao cả.

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

ĐỊNH NGHĨA KINH TẾ NGẦM

http://cafef.vn/dinh-nghia-kinh-te-ngam-nuoi-ga-de-an-trung-nuoi-mot-dan-ga-va-mot-trang-trai-ga-thi-khac-gi-ve-khu-vuc-kinh-te-20190217095130359.chn


Theo định nghĩa của OECD trong cẩm nang "Đo lường kinh tế chưa được quan sát", kinh tế chưa được quan sát bao gồm 4 khu vực: kinh tế ngầm, kinh tế phi chính thức, kinh tế phi pháp và kinh tế tự sản tự tiêu. Vậy hiểu như thế nào để không bị lẫn lộn giữa các khái niệm này?
Bạn có một con gà, bạn chăm sóc nó, hàng ngày nó đẻ trứng và bạn ăn trứng, đó là kinh tế tự sản tự tiêu. Bạn cảm thấy ăn trứng gà mãi rất chán nên bạn quyết định cùng với vợ bạn (hoặc chồng bạn) nuôi một đàn gà để bán trứng, bạn đã sang khu vực kinh tế phi chính thức.
Sau đó việc buôn bán khấm khá, bạn phát triển được hai đàn gà, ba đàn gà, rồi hàng nghìn con, bạn không đủ khả năng chăm sóc hết và bạn thuê thêm một số nông dân trong làng nhưng không kí kết hợp đồng lao động, bạn đang làm kinh tế ngầm. Sau cùng, bạn nhận ra rằng chăm gà vất vả quá để làm gì khi gà đông lạnh "nghìn năm" của Trung Quốc quá rẻ so với gà của bạn, bạn nhập lậu về bán thì xin chia buồn, bạn đã hoạt động kinh tế phi pháp!
Tổng hợp các định nghĩa từ cẩm nang của OECD có thể kết luận như sau:
Kinh tế tự sản tự tiêu là việc chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất hàng hóa cuối cùng với mục đích tiêu dùng chứ không trao đổi, hoặc xây nhà ở,…
Khu vực kinh tế phi chính thức có thể được mô tả là các đơn vị tham gia sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ với mục tiêu chính là tạo việc làm và thu nhập cho những người liên quan, nhưng cấp độ tổ chức rất thấp thấp, không phân chia hoặc phân chia lao động thấp, vốn là các yếu tố sản xuất và ở quy mô nhỏ. Quan hệ lao động chủ yếu dựa trên quan hệ họ hàng hoặc quan hệ cá nhân và xã hội hơn là các thỏa thuận hợp đồng với sự đảm bảo chính thức.
Kinh tế ngầm được định nghĩa là các hoạt động có hiệu quả đối với nền kinh tế và cũng "tương đối" hợp pháp (vẫn tuân thủ một số quy chuẩn nhất định) nhưng lại không được đăng ký với các cơ quan công quyền vì những lý do như: tránh thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập hoặc các loại thuế khác; tránh các khoản đóng góp an sinh xã hội; tránh một số quy định như tiền lương tối thiểu, giờ làm tối đa, an toàn sức khỏe; tránh thủ tục hành chính.
Còn kinh tế phi pháp bao gồm các hoạt động bán, sở hữu hoặc sản xuất các loại hàng cấm theo luật, hoặc việc sản xuất loại hàng hóa đó là hợp pháp được thực hiện bởi các nhà sản xuất phi pháp.
OECD cho biết: Thống kê được các chỉ số tốt là yếu tố rất cần thiết cho việc hoạch định và nghiên cứu chính sách kinh tế. Một khía cạnh quan trọng của chất lượng chỉ số là phản ánh được đầy đủ các khu vực kinh tế.


TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG

Duan Dang