Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

NỢ CÔNG VN NĂM 2016 LÀ 383 TỶ USD

Hệ quả cho tương lai: quả bom nổ chậm - nợ


Vũ Quang Việt
Thứ Ba,  26/6/2018, 15:23 

(TBKTSG) - Có nhiều loại nợ cần theo dõi: nợ nước ngoài, nợ công, nợ của khu vực phi tài chính, nợ của doanh nghiệp. Nợ nước ngoài không trả được có thể đưa đến việc nền kinh tế phải bị đặt dưới sự kiểm soát của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Nợ quá cao của Chính phủ sẽ dẫn đến việc tăng thuế và cắt giảm chương trình xã hội. Các loại nợ khác có thể đưa nền kinh tế đến khủng hoảng tài chính, phá sản, lạm phát và có thể buộc Nhà nước phải ra tay cứu vớt, tức là lấy tiền thuế của ngân sách phục vụ thiểu số đã đút đầy túi tham, hoặc in tiền, tăng tín dụng đưa đến lạm phát, làm giảm giá trị thật của lương và tài sản bằng tiền của nhân dân.
Bài phân tích ở đây, dựa vào thu thập các nguồn thông tin, có kiểm chứng về độ tin cậy hy vọng sẽ phác họa phần nào “bức tranh nợ” của Việt Nam thời gian gần đây.
Nợ nước ngoài
Năm 2016, nợ nước ngoài của Việt Nam lên tới 87 tỉ đô la Mỹ (tương đương 48% GDP) và ước khoảng 100 tỉ đô la vào năm 2017. Lãi và nợ gốc phải trả hơn 8 tỉ đô la Mỹ một năm.
Điều trên thực ra chưa đáng lo vì phần lớn là nợ ưu đãi (hiện nay là 40% tổng số nợ nước ngoài, đã giảm so với mức trước đây là 70%)(1). Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là tỷ lệ tăng nợ hàng năm rất cao, trung bình tăng 17,5% một năm, đưa nợ theo tỷ lệ GDP từ 26% năm  2008 lên gần 50% năm 2016.
Không những thế, do Việt Nam có thu nhập đầu người trung bình vượt ngưỡng chậm phát triển, nên kể từ tháng 7-2017, các tổ chức quốc tế đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hưởng ưu đãi với lãi suất 0% hay rất thấp và với thời gian trả dài 35-40 năm. Vì vậy, từ nay Việt Nam sẽ phải vay mượn với lãi suất thị trường và thời gian phải trả ngắn hơn. Năm 2016 tỷ lệ tăng nợ có giảm xuống nhưng cũng rất cao, ở mức 11,7% (xem biểu đồ). Năm 2017 nợ nước ngoài vay thêm tăng đột biến, thêm 14,6 tỉ đô la Mỹ. Việc trả nợ sẽ khó hơn khi lãi suất trên thị trường thế giới đang trong quá trình tăng, nhất là nợ nước ngoài chủ yếu là nợ của nhà nước (chiếm 66% nợ dài hạn).
Nợ công
Nợ công nói lên khả năng trả nợ của khu vực công, có liên quan đến Chính phủ. Nợ công bao gồm nợ của Chính phủ và nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc sở hữu của Chính phủ.
Dù Chính phủ Việt Nam cho rằng nợ DNNN là trách nhiệm của DNNN nhưng rõ ràng khi DNNN không trả được nợ thì chủ nợ có thể kiện chính quyền là chủ sở hữu để đòi nợ và việc này đã xảy ra, cho nên không thể không theo dõi nợ công.
Nợ công của Việt Nam vào năm 2016 lên tới 8,6 triệu tỉ đồng, bằng 383 tỉ đô la Mỹ và bằng 3,3 lần GDP(2). Ngay cả nợ chính phủ cũng đã lên đến 53,6% GDP năm 2016 và Bộ Tài chính ước tính là 61,3% GDP năm 2017(3), vượt mức trần được Quốc hội phê duyệt là 50%(4).
Nợ của khu vực phi tài chính
Khu vực phi tài chính bao gồm các doanh nghiệp phi tài chính, Chính phủ và hộ gia đình. Khu vực phi tài chính không bao gồm ngân hàng và doanh nghiệp tài chính như bảo hiểm, quỹ hưu trí... do đó loại trừ các khoản nợ của doanh nghiệp tài chính. Hai khu vực này cần phân tích riêng.
Trong khu vực phi tài chính, Chính phủ dựa vào thuế và hộ gia đình dựa vào thu nhập gia đình. Khu vực doanh nghiệp phi tài chính hoạt động chủ yếu dựa vào vốn tự có, và nếu vay phải tính toán kỹ lưỡng để thu nhập thuần từ kinh doanh lớn hơn trước khi tăng nợ, sau khi trả lãi. Nếu doanh nghiệp phi tài chính mất khả năng trả nợ thì khu vực tài chính, chủ yếu là ngân hàng và công ty bảo hiểm tài chính, sẽ rơi vào phá sản như đã xảy ra ở Mỹ và nhiều nước năm 2008.
Khu vực tài chính như ngân hàng chủ yếu là thu hút tiền từ dân chúng và doanh nghiệp rồi cho mượn lại cho nên nợ chiếm đến trên 90% giá trị tài sản, hay nói khác đi đòn bẫy tài chính, tức là nợ/vốn tự có, có thể lên đến 9 hay hơn.
Nhà đầu tư và ngân hàng khi cho vay sẽ đánh giá doanh nghiệp trên cơ sở tỷ lệ nợ trên vốn tự có. Ngân hàng cũng bị đánh giá như thế nhưng đòn bẫy của họ rất cao so với doanh nghiệp phi tài chính, mà thường thì họ sẵn sàng cho càng cao càng tốt vì đó là tiền của người khác, cho nên các nước đều có luật yêu cầu tỷ lệ vốn tự có tối thiểu so với nợ cho vay trong mỗi ngân hàng.
Để có thể so sánh với các nước, người viết đã tính tỷ lệ nợ trên GDP của khu vực phi tài chính của Việt Nam. Số liệu thống kê các nước trên thế giới là từ Ngân hàng bù trừ thanh toán quốc tế (BIS). Số liệu thống kê về nợ của các loại doanh nghiệp của Việt Nam dùng trong bài này dựa hoàn toàn vào kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (TCTK). Số liệu về nợ của Chính phủ Việt Nam (không bao gồm bảo lãnh) là từ Bộ Tài chính. Riêng số liệu nợ của hộ gia đình cho chi tiêu dùng hoặc mua nhà là phi chính thức nên phải tính dựa vào số liệu trên báo chí(5).
Kết quả so sánh với các nước cho thấy tỷ lệ nợ của khu vực phi tài chính trên GDP của Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới.
Bảng 1 cho thấy mức nợ của nền kinh tế Việt Nam nhìn từ khu vực phi tài chính năm 2016 là 338% GDP vượt xa các nước đang phát triển, gấp 5 lần Indonesia, cao hơn Malaysia 76%, cao hơn Trung Quốc 32%.
Do khủng hoảng tài chính khắp thế giới năm 2007-2008 cho đến nay, chính phủ các nước phát triển đã phải đẩy mạnh vay mượn nhằm cứu doanh nghiệp, do đó ở nhiều nước thuộc khối OECD tỷ lệ nợ tăng cao. Tỷ lệ nợ quốc gia trên GDP đều trên 100%, và những nước bị khó khăn nghiêm trọng như Hy Lạp có tỷ lệ 188%, Bồ Đào Nha 144%, Mỹ 104% GDP. Chính vì thế tỷ lệ nợ của khu vực phi tài chính của các nước này đều rất cao như trong bảng 1 đã nêu.
Việt Nam nợ cao vì nhiều lý do, trong đó phải kể đến là vì muốn tạo quả đấm thép cho khu vực DNNN, vì không thật sự có chiến lược làm chủ công nghệ cơ bản trong mọi hoạt động sản xuất quan trọng và có giá trị lớn trong nền kinh tế, lại thêm tình trạng tham nhũng tràn lan…
Trong khoản nợ của khu vực phi tài chính với tổng số nợ năm 2016 là 15,2 triệu tỉ đồng (681 tỉ đô la Mỹ), chiếm 338% GDP, được ước tính phân chia như sau: 12,8% (87 tỉ đô la) là nợ nước ngoài; 41,4% (281,6 tỉ đô la) là nợ tín dụng; phần còn lại là nợ trái phiếu, nợ lẫn nhau và nợ chưa đòi được.
Tăng trưởng tín dụng hàng năm sau một vài năm tăng thấp đã thấy dấu hiệu lên cao hơn để đạt tốc độ tăng GDP 7%. Một dấu hiệu đáng lo là giá sẽ tăng ở mức trên 4% trong năm nay, và vấn đề là khi giá tăng, lãi suất tăng trên thị trường thế giới cùng với mức tăng trưởng tín dụng cao thì một số khoản nợ sẽ gây ra một ảnh hưởng không nhỏ.
Một cách nhìn khác về nợ doanh nghiệp
Ở Việt Nam, tỷ lệ nợ so với vốn tự có (tức chỉ số đòn bẫy tài chính) của doanh nghiệp phi tài chính rất cao, lên đến 1,6 (tức là 160%). Doanh nghiệp như thế chủ yếu kinh doanh bằng tiền của người khác. Tỷ lệ này của các DNNN còn tệ hơn, ví dụ ở ngành khai thác khoáng sản (5 lần), dệt (5 lần) xây dựng (3 lần), dịch vụ tàu thủy (16 lần), dịch vụ máy bay (gần 5 lần). Đây chính là nguồn gốc của phá sản nếu không được bơm tín dụng ngân hàng.
Tóm lại, hệ quả về khả năng trả nợ trong tương lai là khó lường khi lãi suất trên thị trường thế giới đã tăng trở lại cũng như lạm phát có khả năng vượt 4% trong năm 2018.
(1) http://datatopics.worldbank.org/debt/ids/country/VNM.
(2) Con số nợ dựa trên thống kê chính thức cho năm 2016 là 383 tỉ đô la Mỹ, thấp hơn con số 431 tỉ mà tác giả ước tính trước đây trên TBKTSG: http://www.thesaigontimes.vn/156693/No-tra-no-va-khung-hoang.html. Do có thông tin đầy đủ hơn, nên con số tính lại này đã loại được con số trùng lặp liên quan đến nợ chính phủ bảo lãnh.
(3) http://cafef.vn/bo-tai-chinh-no-cong-viet-nam-nam-2017-o-muc-613-gdp-20180108135548399.chn.
(4) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-25-2016-QH14-ke-hoach-tai-chinh-5-nam-quoc-gia-giai-doan-2016-2020-332843.aspx.
(5) Coi: https://vietstock.vn/2017/07/buc-tranh-tin-dung-tieu-dung-757-549742.htm
(6) https://stats.bis.org/statx/srs/table/f1.1.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

BẾP TỪ , GAS

Bếp từ đơn Silvercrest sản xuất 05/2017

KHÁI NIỆM VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

- Định nghĩa: ĐTĐM (tiếng Anh: Cloud Computing) là một xu hướng xuất hiện từ hơn một thập kỷ qua nhằm tối ưu việc dùng máy chủ, lưu trữ dữ liệu, cơ sở dữ liệu, mạng, phần mềm v.v trên Internet được gọi ngắn là Cloud (“đám mây”, “mây”).
- Cloud Providers: Các công ty cung cấp dịch vụ “Cloud” này được gọi là nhà cung cấp đám mây (Cloud Providers) và giá cước được tính như dân dùng điện hay nước tại nhà, dùng nhiều trả nhiều, dùng ít trả ít, thậm trí mua gói trả trước dùng thoải mái.
- Máy chủ thật. Thí dụ, một tổ chức hay công ty có 100 VP đại diện/chi nhánh tại 100 quốc gia. Mỗi VP đại diện phải có ít nhất 2 máy chủ – server, 01 dùng cho email (email server), 01 để lưu trữ dữ liệu (file server), để nhân viên dùng hàng ngày. Các server này nối với nhau thông qua đường truyền riêng (leased line) hoặc kết nối Internet băng thông rộng (broadband Internet) về trung tâm tính toán ở tổng hành dinh (headquarter), thí dụ là ở California hay đâu đó. Để an toàn mỗi chi nhánh/VP phải mua thêm hai máy chủ dự phòng. Vận hành, bào trì cũng như sao lưu, bảo vệ dữ liệu cho 400 máy chủ trên toàn thế giới ngốn một lượng tài nguyên rất lớn về người và của. Công ty cần duy trì một đội quản trị hệ thống hùng hậu hàng ngày truy nhập vào 200-400 máy chủ để kiểm tra các vấn đề về phần cứng, phần mềm. Thay máy chủ mới, bảo hành, bảo trì, trả lương nhân viên vô cùng tốn kém. Đấy là chưa kể chi phí nhà cửa, điện nước cho các máy này.
- Dung lượng lưu trữ cao, tốc độ xử lý nhanh, băng thông internet rộng giúp các công ty cung cấp máy chủ thay vì đưa máy đến từng chi nhánh/văn phòng, họ tạo một trung tâm phân phối dữ liệu và dịch vụ, tựa như tổng kho cho thuê. Người dùng (cá nhân/tổ chức/công ty…) thuê chỗ và trả tiền. Đó là máy chủ ảo hay còn gọi là Cloud Server. Gọi là ảo nhưng thật. Ảo là vì người dùng chả thấy và cũng chả biêt máy ở đâu, thật là vì có hệ thống máy thật.
- Máy chủ ảo. Khi máy chủ thật tốn kém và không hiệu quả, VP trên chuyển sang Cloud. Email dùng Outlook của Microsoft – là Cloud. File server cũng thuê Cloud và trả phí hàng tháng như điện, nước. Đội quản trị thay vì phải xem phần cứng hay phần mềm hỏng hóc ra sao giờ chỉ lo đảm bảo dữ liệu được an toàn.
-Toàn cầu. Máy chủ của các công ty dịch vụ được đặt tại nhiều địa điểm trên khắp thế giới gọi là máy chủ ảo – virtual server, và thường những địa điểm này không được biết rộng rãi. Hợp đồng được ký kết là tuyệt đối không lộ bí mật thông tin của khách hàng trên máy chủ. Bảo vệ thông tin là yếu tố sống còn của một công ty. Làm lộ thông tin khách hàng dẫn đến uy tin công ty bị ảnh hưởng chưa kể nhiều khả năng bị kiện và bồi thường có thể dẫn đến phá sản, thậm chí tù tội. Mới có chuyện FBI không thể ra lệnh cho iPhone mở khóa chiếc điện thoại của một tội phạm.
- Tiện ích có nhiều. Ngoài chuyện máy chủ ảo/thật, thì phần mềm và dịch vụ cũng được lưu trên Cloud thay vì nằm trên từng máy PC hay thiết bị cầm tay, họ chỉ kết nối và sử dụng khi cần. Google rất mạnh về Cloud nhưng chưa chắc họ đã sở hữu các máy chủ thật mà có thể một số dịch vụ lại thuê của bên khác, thông tin các tài khoản không biết nằm server vật lý nào và ở đâu trên thế giới vì là Cloud…đám mây.
- Tác dụng của ĐTĐM khỏi cần bàn cãi vì thế giới kết nối bằng internet băng thông rộng, sắp tới bằng vệ tinh phủ toàn cầu thì lúc đó có đám mây thật.
- Đặt server tại VN không có tính khả thi cao vì server vật lý cần rất nhiều và các công ty cung cấp dịch vụ Cloud chỉ đặt các server thật tại những quốc gia có an ninh cao, tin cậy, tôn trọng chủ quyền của công ty và nhất là bảo vệ bí mật riêng tư của khách hàng. Thiệt thòi ở đây lại chính là người dùng.
- ANM VN chỉ quan tâm đến Google và FB vì theo họ, hai anh đầu trò này làm rối loạn xã hội. Chỉ cần nói linh tinh, alo cho Google và xóa, thế là OK. Nhưng còn Twitter, Viber, SnapChat… đang ngoi lên thì sao.
- Trung Quốc có nền tảng Cloud riêng (mà trên thực tế là gần như một Internet riêng), cắt đứt internet liên hệ với thế giới. Họ có thể quản lý hơi thở của 1,4 tỷ dân nhưng mở rộng ra biên giới thì chắc chắn là khó trừ phi quốc gia nào muốn “hội nhập” với TQ.
___________________________________
- Máy chủ của các công ty lớn như Amazon, Google, Microsoft … tập trung ở các data centers (trung tâm dữ liệu). Mỗi data centers có thể có hàng trăm ngàn máy được tổ chức, sắp xếp một cách đặc biệt sao cho hiệu quả nhất, tốn ít năng lượng nhất, tính toán nhanh nhất.
- Các data centers được đặt nhiều nơi trên thế giới, thường ở các quốc gia dân chủ, ổn định, luật lệ nghiêm minh, ít thiên tai, có hạ tầng cơ sở kỹ thuật tân tiến. Ví dụ, ở châu Á Google có data centers ở Đài Loan, Singapore, Hongkong (không biết có dời đi chưa).
- Vì lý do an toàn, các công ty thường có nhiều sao chép (copies) của dữ liệu, để nếu như một data center bị tê liệt, thì người sử dụng cũng không bị ảnh hưởng, và các copies thường giữ ở các data centers cách xa nhau để tránh bị ảnh hưởng chùm. Thí dụ, nếu có tsunami ở Thái Bình Dương, thì các data centers ở Đài Loan, Singapore có thể bị ảnh hưởng. Do đó các data centers này phải có copies ở Châu Âu chẳng hạn.
- Data ở trên Cloud không tập trung theo vị trí địa lý của người chủ. Thí dụ, ông A và bà B cùng ở Việt nam, nhưng Facebook của ông A có thể nằm ở Đài Loan, và FB của bà B có thể nằm ở Singapore. Rắc rối hơn nữa, có khi FB posts (VN mình hay gọi là status) của anh C nằm ở Đài Loan, nhưng các comments lại nằm ở Singapore. Vì thế “Dịch chuyển đám mây” về Ba Đình khá…mệt mỏi.
HM

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

KHÔNG PHẢI LÀ CHUYÊN GIA CŨNG NHẬN BIẾT ĐƯỢC SỨC KHỎE NỀN KINH TẾ


Lãi suất kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế. 

- Lãi suất cao kiềm chế lạm phát, mà còn làm chậm nền kinh tế. 
- Lãi suất thấp kích thích nền kinh tế, nhưng có thể dẫn đến lạm phát. 
- Nếu lãi suất đang tăng và các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang giảm, điều này có nghĩa là nền kinh tế không quá nóng, đó là tốt. 
- Nhưng, nếu lãi suất đang tăng và GDP đang giảm, nền kinh tế đang chậm lại quá nhiều, mà có thể dẫn đến suy thoái kinh tế. 
- Nếu lãi suất đang giảm và GDP ngày càng tăng, nền kinh tế đang tăng tốc, và đó là tốt. 
- Nhưng, nếu lãi suất đang giảm và chỉ số CPI đang tăng, nền kinh tế đang đi dần về lạm phát

Theo tiếng Anh: "Interest rates control the flow of money in the economy. High interest rates curb inflation, but also slow down the economy. Low interest rates stimulate the economy, but could lead to inflation. If interest rates are increasing and the Consumer Price Index (CPI) is decreasing, this means the economy is not overheating, which is good. But, if rates are increasing and GDP is decreasing, the economy is slowing too much, which could lead to recession. If rates are decreasing and GDP is increasing, the economy is speeding up, and that is good. But, if rates are decreasing and the CPI is increasing, the economy is headed towards inflation.".

Nhưng trong đoạn: "Low interest rates stimulate the economy, but could lead to inflation,...". Đoạn này không áp dụng được cho khối kinh tế các nước dùng chung đồng Euro và nền kinh tế Nhật. Tức là đoạn này nói rằng: "Lãi suất thấp kích thích nền kinh tế, nhưng có thể dẫn đến lạm phát,...". Khốn nỗi nền kinh tế Nhật và khu vực đồng Euro đưa lãi suất về số âm mà còn không gây ra lạm phát, nó lại gây hiệu ứng ngược lại là giảm phát kinh niên.

Phương Thơ

TRANG WEB COI LỊCH SỬ TỶ GIÁ CỦA CÁC ĐỒNG TIỀN TRÊN THẾ GIỚI

Chuyển đổi ngoại tệ

Trang chủ FED

TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG

Duan Dang